Quy trình nội soi cắt đại tràng phải mở rộng kết hợp nạo vét hạch

Hiện nay, kĩ thuật nội soi cắt đại tràng phải mở rộng kết hợp nạo vét hạch đang được sử dụng đối với các bệnh nhân có khối u hay ung thư đại tràng, phương pháp này giúp bệnh nhân có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác.

1. Tìm hiểu nội soi cắt đại tràng phải mở rộng kết hợp nạo vét hạch

Nội soi cắt đại tràng mở rộng là cắt bỏ từ 10 đến 15cm hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, nửa đại tràng ngang bên phải, cùng mạc treo tương ứng thực hiện bằng kỹ thuật mổ nội soi ổ bụng. Lập lại lưu thông đường tiêu hóa bằng nối hồi tràng với đại tràng ngang qua đường mở nhỏ thành bụng.

Nạo vét hạchcắt u đại tràng phải được xác định bởi cắt bỏ mạch hồi manh đại trùng tràng, đại tràng phải, đại tràng giữa và động mạch vị mạc nối phải sát gốc.

2. Chỉ định và chống chỉ định

  • Chỉ định cắt đại tràng phải mở rộng thông thường đối với bệnh lý ung thư đại tràng góc gan hay ở đại tràng ngang gần góc gan.
  • Chống chỉ định đối với người bệnh bị rối loạn đông máu nặng, có các bệnh lý về tim phổi hô hấp; khi u đã quá lớn xâm lấn rộng; người bệnh quá béo, sức yếu không thể chịu đựng được, nên cân nhắc khi phẫu thuật cắt đại tràng.

3. Cần chuẩn bị gì trước khi mổ?

Xét nghiệm nhóm máu có cần nhịn ăn
Trước khi mổ cần nhịn ăn

  • Đại tràng cần phải làm sạch phân trước khi mổ. Bệnh nhân chỉ uống sữa vào ngày thứ nhất và uống nước đường ngày thứ hai. Làm sạch ruột bằng các cách có thể là thụt tháo hay uống dung dịch nước xổ, tùy theo hướng dẫn và chỉ định y bác sĩ.
  • Nhịn ăn uống tuyệt đối, tắm rửa sạch bằng xà bông tiệt trùng đêm trước mổ. Ngưng các loại thuốc chống đau, kháng viêm, chống đông máu.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu chưa sạch ruột, hay bất cứ những khó chịu nào của bạn trước mổ.

4. Quy trình thực hiện phẫu thuật

  • Bước 1: Thăm dò đánh giá di căn gan, phúc mạc rồi tìm bó mạch hồi-đại tràng, tạo hai cửa sổ bên trên và dưới bó mạch này
  • Bước 2: Đánh giá niệu quản
  • Bước 3: Phẫu thuật dọc theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên và từ gốc động mạch hồi manh đại trùng tràng. Kẹp và cắt bó mạch hồi-đại tràng. Phải cắt động mạch đại tràng phải, sau đó cắt tĩnh mạch đại tràng phải rồi chừa lại tĩnh mạch vị mạc nối phải sát gốc tĩnh mạch Henle.
  • Bước 4: Mạc nối lớn được giải phóng vào hậu cung mạc nối. Cắt mạc nối lớn theo hướng từ giữa ra ngoại vi và tới động mạch vị mạc nối phải. Tách tá tràng, đầu tuỵ khỏi mạc treo đại tràng ngang.
  • Bước 5: Giải phóng đại tràng góc gan từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái.
  • Bước 6: Cắt phần tận của hồi tràng bằng stapler và manh tràng được di động.
  • Bước 7: Dùng trocar bên phải và trên xương mu, đại tràng ngang được nâng lên để nhận biết tá tràng và mạch đại tràng giữa.
  • Bước 8: Cắt bỏ mạc nối lớn tiếp tục sang trái bởi nâng mạc nối lớn bằng panh và mở rộng hoàn toàn vào hậu cung mạc nối, nên tránh kéo lách. Giải phóng đại tràng góc lách bằng kéo đại tràng về phía giữa và cắt phần cố định, kéo rời đại tràng góc lách khỏi phúc mạc thành sau.
  • Bước 9: Đại tràng trái cắt ngang bằng stapler, từ lỗ trocar bên phải. Hai bờ mạc treo của hồi tràng và đại tràng xuống được nâng và miệng nối bên hồi đại tràng được thực hiện bằng stapler đưa qua lỗ trocar trên xương mu. Hai lỗ đục ruột để lắp stapler được khâu lại bằng chỉ monosilk hai lớp trong cơ thể. Phần mạc treo hở có thể để mở.
  • Bước 10: cho mẫu bệnh phẩm vào túi chuyên dụng, bọc bảo vệ vết mổ qua chỗ mở rộng lỗ trocar rốn hoặc trên xương mu. Đóng da bằng chỉ 4-0 .

5 Theo dõi và xử trí tai biến

Ra máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Theo dõi,chăm sóc cho bệnh nhân và cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh sau khi mổ

Theo dõi

  • Chăm sóc sau khi phẫu thuật như các trường hợp mổ đường tiêu hóa
  • Bù nước điện giải cho bệnh nhân, theo dõi ống dẫn lưu, nước tiểu sau mổ
  • Cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh sau khi mổ
  • Sau khi mổ bệnh nhân trung tiện được thì bắt đầu cho ăn loãng như cháo, sữa.

Xử trí tai biến

  • U to thì không được mổ nội soi, phải mổ mở
  • Trong khi phẫu thuật có thể chảy máu, cầm tìm ra lý do
  • Thủng tá tràng, cắt phải niệu quản, cầm tìm cách xử lý cụ thể.
  • Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu trong ổ bụng, theo dõi nếu cần thiết thì cho mổ lại, mổ mở hoặc nội soi
  • Bệnh nhân bục miệng nối, mổ lại đưa hai đầu ruột ra ngoài tạm thời
  • Tắc ruột sau khi mổ tìm nguyên nhân và kiểm tra
  • Áp xe tồn dư trong ổ bụng cần phải làm sạch, dẫn lưu ổ bụng.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan