Ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì?

Mồ hôi ra nhiều ở đầu và mặt đã trở thành cơn ác mộng mỗi khi căng thẳng, khi ăn và lúc đi ngủ. Đây là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nhưng còn rất nhiều người chưa biết đến. Theo thống kê có đến 2 - 3% dân số thế giới mắc bệnh lý này. Vậy mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng bệnh và cách điều trị ra sao qua bài viết dưới đây.

1. Tình trạng ra nhiều mồ hôi ở mặt là bệnh gì?

Ra nhiều mồ hôi ở đầu và mặt là tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức dẫn đến khó chịu. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ở mặt nhiều là do:

  • Hệ thần kinh thực vật gồm nhánh giao cảm và nhánh phó giao cảm kiểm soát việc bài tiết mồ hôi bị rối loạn chức năng. Vì nhánh thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức đã làm kích thích các tuyến mồ hôi mặt hoặc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bài tiết mạnh mặc dù không cảm thấy nóng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị các tình trạng về tâm thần kinh có thể gây đổ mồ hôi như thuốc kháng sinh hoặc viên uống bổ sung. Việc lạm dụng thuốc điều trị cũng có thể làm gia tăng nguy cơ đổ mồ hôi nhiều.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi. Đã có nghiên cứu cho thấy những người mang thai hoặc mãn kinh sẽ đổ mồ hôi nhiều ở mặt và đầu. Ngoài ra, người mắc cường giáp cũng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi ở mặt hoặc có thể ở khắp cơ thể.
  • Mắc các bệnh lý về tim do là cơ thể bị căng thẳng hơn khi mắc bệnh tim. Thông thường người bệnh sẽ đổ mồ hôi kèm chóng mặt, đau ngực hoặc khó thở và có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn người bình thường.

2. Mặt ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Tình trạng đổ mồ hôi mặt lâu năm có thể là rối loạn lo âu, tâm lý bất an, căng thẳng, mất tự tin, rối loạn nhịp tim nhanh, trống ngực,... Đổ mồ hôi mặt và đầu sẽ nghiêm trọng hơn khi liên quan đến các bệnh lý khác như:

  • Nhiễm trùng như lao phổi, viêm phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS.
  • Bệnh tim (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim).
  • Thiếu hụt vitamin ( D, canxi, B12), nhất là ở trẻ nhỏ khi thiếu canxi sẽ ra mồ hôi trộm ở đầu, lưng khi ngủ.
  • Ung thư (u lympho, u tế bào ưa crom, bệnh bạch cầu).
  • Parkinson, Gút, béo phì, rối loạn lo âu.
  • Bệnh nội tiết (cường giáp, đái tháo đường, hạ đường huyết, thời kỳ mãn kinh....)

3. Điều trị đổ mồ hôi đầu và mặt như thế nào?

Tình trạng đổ mồ hôi đầu và mặt không thể điều trị khỏi hoàn toàn được, nhưng người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị sau đây:

3.1. Sử dụng thuốc

Có 2 loại thuốc điều trị đổ mồ hôi mặt là thuốc đường uống và thuốc bôi ngoài da:

  • Thuốc uống có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm (thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta). Lượng mồ hôi toàn thân sẽ giảm khi uống thuốc khoảng 30 phút và kéo dài từ 4 - 6 tiếng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như bí tiểu, nhịp tim chậm, chóng mặt, táo bón, mờ mắt,...
  • Thuốc bôi ngoài da sẽ bôi vào buổi tối sau khi tắm, thoa nhẹ nhàng lên cùng da mặt và chân tóc, để qua đêm và không rửa lại. Cơ chế của loại thuốc nào là muối nhôm sẽ đóng kín lỗ chân lông và giảm bài tiết mồ hôi tại chỗ, tuy nhiên việc dùng nhiều có thể gây kích ứng da.

3.2. Tiêm Botox

Tiêm Botox với mục đích ức chế hoạt động của các dây thần kinh chịu trách nhiệm bài tiết mồ hôi. Ngoài ra, tiêm Botox được biết đến trong ngành công nghệ thẩm mỹ là làm giảm nếp nhăn nhưng cũng được FDA công nhận là có thể điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Theo đó, ttiêm Botox giúp làm giảm đáng kể việc đổ mồ hôi rõ rệt sau vài tuần điều trị. Đây là kỹ thuật an toàn, hiệu quả và là giải pháp lâu dài được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm dày dặn và tay nghề cao.

3.3. Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi ở mặt có thể được chỉ định khi đã sử dụng các phương pháp điều trị nhưng không hiệu quả. Phương pháp này đem lại hiệu quả ngay lập tức và quá trình phẫu thuật chỉ thực hiện vài giờ, vết mổ khá nhỏ và không gây đau hoặc sẹo nếu chăm sóc đúng cách.

3.4. Giải pháp ngăn cản đổ mồ hôi nhiều ở mặt

  • Sử dụng khăn mềm để lau mồ hôi: Việc sử dụng khăn mát sẽ rất hữu ích cho việc hạ nhiệt cơ thể và giảm tình trạng đổ mồ hôi ở những vùng có khí hậu nóng. Tuy nhiên đây không phải là một giải pháp khả thi cho tất cả mọi người.
  • Thay đổi lối sống: Trước khi sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật người bệnh có thể bắt đầu thay đổi lối sống trước, chẳng hạn như: Uống đầy đủ nước, hạn chế thực phẩm chứa caffeine, rượu; ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin, tránh thức ăn cay nóng.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng, vì đây cũng là nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi mặt. Khi đầu óc được thư giãn sẽ làm giảm đáng kể đổ mồ hôi mặt. Vì thế, người bệnh nên tập thói quen nghỉ ngơi và suy nghĩ tích cực hơn.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, người bệnh đã hiểu hơn về tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở mặt. Khi quá lo lắng về tình trạng mà mình đang gặp phải, người bệnh có thể đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan