Răng thừa mọc ngầm có phải nhổ không?

Răng mọc ngầm là tình trạng tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và theo dõi kỹ càng. Vậy răng thừa mọc ngầm có cần phải nhổ không và cần làm gì để phòng ngừa các biến chứng?

1. Răng thừa mọc ngầm là gì?

Răng mọc ngầm là răng không thể mọc lên hoàn toàn hoặc răng bị kẹt trong xương hàm vì một số nguyên nhân nào đó. Bất kỳ răng nào cũng có thể gặp phải tình trạng mọc ngầm, đặc biệt là trong quá trình phát triển của răng vĩnh viễn các bé cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân thường gặp là do răng sữa không rụng hoặc có u nang hay một tác nhân khác ngăn cản việc mọc lên của răng vĩnh viễn làm răng không mọc đúng vị trí và không thể mọc lên khỏi nướu.

Răng mọc ngầm thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ có thể phát hiện tình cờ chụp X-quang nha khoa. Ngoài ra, một số trường hợp răng mọc ngầm có thể có các biểu hiện toàn thân như:

  • Sốt
  • Nướu sưng đỏ, đau hoặc chảy máu
  • Hôi miệng
  • Cứng khít hàm

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc ngầm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến răng mọc ngầm thường là do cung hàm không có đủ chỗ để răng mọc hoàn toàn. Răng khôn là răng mọc trễ nhất ở độ tuổi từ 17 tới 21 và đó là khi cung hàm ngừng phát triển nên cũng dễ bị mọc ngầm nhất do không đủ chỗ để răng mọc thẳng lên hoàn toàn. Ngoài ra, răng nanh hàm trên cũng thường có tình trạng mọc ngầm. Đây là răng có chức năng quan trọng nên bác sĩ có thể sẽ đề xuất các phương pháp hỗ trợ răng mọc đầy đủ thay vì nhổ bỏ.

3. Biến chứng của răng mọc ngầm

Đối với những răng mọc ngầm một phần sẽ làm cho bệnh nhân khó vệ sinh nên có nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng cao hơn như:

  • Sâu răng ngầm hoặc sâu răng kế cận
  • Răng mọc ngầm chèn ép các răng hoặc các cấu trúc xung quanh
  • Xuất hiện nang quanh thân răng làm hỏng ảnh hưởng chân răng của các răng xung quanh hoặc xương hàm

4. Điều trị răng thừa mọc ngầm như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng răng mọc ngầm và diễn biến sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể cân nhắc kế hoạch điều trị gồm các phương pháp như sau:

  • Theo dõi

Nếu răng mọc ngầm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và không ảnh hưởng gì, bác sĩ có thể đề xuất giữ răng lại tạm thời và theo dõi theo thời gian thay vì nhổ bỏ. Khi đó bệnh nhân cần đi khám răng định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng của răng mọc ngầm và xem có vấn đề gì phát sinh hay không.

  • Nhổ răng

Nếu răng mọc ngầm gây đau và các biến chứng khiến bệnh nhân khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, nha sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nhổ bỏ răng, đặc biệt là trong trường hợp răng khôn mọc ngầm. Ngoài ra, cần phải nhổ răng thừa nếu có một số nguy cơ như:

  • Răng mọc thừa mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm, không có chức năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ.
  • Răng mọc thừa phát sinh các bệnh lý răng miệng khi răng có hình thể ba chân với 2 răng hàm bình thường và 1 răng thừa và tạo ra các rãnh khiến bàn chải không thể làm sạch hết mảng bám thức ăn mắc vào. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh lý nha chu nên cần nhổ răng mọc thừa để giúp hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ hơn.
  • Răng mọc thừa làm chèn ép các răng chính trên cung hàm gây thay đổi cấu trúc khuôn hàm, khiến hàm răng bị sai lệch, sai khớp cắn, lệch hàm.
  • Răng thừa mọc ngầm sâu trong xương ổ răng, răng có chân nằm sát ống thần kinh có nguy cơ gây chèn ép dây thần kinh và phát sinh nhiều ảnh hưởng khác.
  • Hỗ trợ giúp mọc răng

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp răng nanh mọc ngầm. Khi đó bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ mọc răng để răng mọc đúng cách bao gồm chỉnh nha hoặc nhổ những răng đang cản trở quá trình mọc của răng nanh. Phương pháp này tương đối hiệu quả đối với lứa tuổi còn nhỏ.

  • Sử dụng thuốc giảm đau

Khi bệnh nhân bị đau do răng mọc ngầm có thể sử dụng thuốc không kê đơn để giảm đau kháng viêm như ibuprofen để giảm đi tình trạng đau răng từ nhẹ đến trung bình khá hiệu quả. Ngoài ra có thể giảm đau bằng các thuốc khác như pracetamol, aspirin... hoặc bằng phương pháp truyền thống như chườm lạnh, súc miệng bằng nước muối ấm.

Phương pháp giảm đau tại nhà chỉ mang tính tạm thời, bạn không nên áp dụng những phương pháp này trong thời gian dài mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm nhằm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Răng hàm mặt. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Vì thế, khi có dấu hiệu răng mọc ngầm, lệch lạc, chen chúc khiến bé khó chịu và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Vinmec để được thăm khám và can thiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nhakhoadongnam.vn, ranghammat.org.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan