Sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức - Cấp cứu, Khoa Hồi sức - Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu là một trong những nguyên nhân phổ biến của sốt kéo dài. Ổ mủ nhiễm khuẩn có khi rất khó để phát hiện, ổ càng sâu thì cần càng phải kiểm tra nhiều lần và thật kỹ lưỡng để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

1. Sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu là gì?

Sốt kéo dài là một triệu chứng hay gặp trong bệnh truyền nhiễm và bệnh nội khoa. Đáng chú ý là có một số trường hợp sốt kéo dài sẽ không tìm ra nguyên nhân, dù đã được chăm sóc nhiều tháng và được theo dõi trong điều kiện có trang bị, kỹ thuật hiện đại. Do vậy, trong trường hợp sốt kéo dài chưa chẩn đoán rõ nguyên nhân thì người bệnh cần được theo dõi tại khoa truyền nhiễm.

Sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu là một trong những nguyên nhân sốt kéo dài. Ổ mủ nhiễm khuẩn có khi rất khó để phát hiện, ổ càng sâu thì cần càng phải kiểm tra nhiều lần và thật kỹ lưỡng để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

2. Nguyên nhân gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu

Sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu có nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân này sẽ gây những triệu chứng khác nhau cho người bệnh. Một số nguyên nhân gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu gồm:

  • Áp xe dưới hoành gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu: Nguyên nhân áp xe dưới hoành gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu thường do nhiễm khuẩn huyết di căn gây ra, một số trường hợp có thể là thứ phát sau thủng dạ dày bịt miệng, phẫu thuật vùng trên đại tràng ngang hoặc cũng có thể do nhiễm khuẩn đường mật. Chẩn đoán nguyên nhân này thường dựa vào căn cứ vòm hoành đẩy cao, không di động và đặc biệt là có viêm màng phổi kế cận.
  • Áp xe gan mật gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu: Thông thường, sỏi mật có cơn sốt giả sốt rét và những triệu chứng của bệnh tái phát nhanh. Ngoài những cơn sốt rét giả, bệnh còn có triệu chứng vàng da mờ nhạt hoặc đôi khi không có, thất thường như áp xe gan trên vòm hoặc giữa vùng gan; không thấy dấu hiệu gan to nên sẽ hướng tới chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu về cơ hoành để tìm ra nguyên nhân sốt kéo dài.
  • Áp xe đường tiết niệu gây sốt kéo dài: Áp xe đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân gây sốt kéo dài trong ổ mủ nhiễm trùng sâu. Áp xe đường tiết niệu sẽ dẫn đến viêm quanh thận và sỏi đài thận nhiễm khuẩn, gây ra những cơn sốt giả sốt rét kéo dài và tái diễn nhiều lần, xét nghiệm nước tiểu thấy nhiễm bạch cầu, cấy máu đôi dương tính và có vi khuẩn Gram âm, chụp đường tiết niệu để phát hiện sỏi. Trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu mãn tính, xét nghiệm nước tiểu sẽ có bạch cầu, trụ hình và nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục gây sốt kéo dài: Nhiễm khuẩn đường sinh dục thường dẫn đến sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu. Một số nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường sinh dục là do sót rau sau khi phá thai, viêm vòi trứng mãn tính, từ đó khiến người bệnh bị sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu.
  • Ổ mủ nhiễm khuẩn sâu ngoài bụng gây sốt kéo dài: Trong một số trường hợp bị áp xe não ở vùng trán hoặc hố sau thì người bệnh sẽ có triệu chứng sốt kéo dài, suy mòn và nôn ói. Ổ mủ nhiễm khuẩn sâu thường ở hạch hạnh nhân, vòm mũi hoặc tai. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn răng thì sẽ không gây đau, bên cạnh đó người bệnh còn bị viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng hoặc u hạt quanh cuống.
Sốt cao nhiệt kế
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu

3. Chăm sóc người bệnh sốt kéo dài do nấm

Những người bị sốt kéo dài nói chung cần được chăm sóc để làm giảm các triệu chứng do sốt gây ra. Bởi sốt có thể gây mất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Chăm sóc người bệnh sốt kéo dài do ổ mủ nhiễm khuẩn sâu bao gồm:

Hạ sốt thích hợp:

  • Sốt là một phản ứng, không phải là bệnh. Sốt giúp cơ thể người bệnh tăng cường mọi hoạt động chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Do đó, sốt là một yếu tố bảo vệ, không nhất thiết phải hạ sốt bằng thuốc, bởi các thuốc hạ nhiệt có thể gây tổn thương máu, giảm sức miễn dịch và giảm sức đề kháng, làm lu mờ bệnh cảnh điển hình, từ đó dẫn đến việc khó khăn cho việc chẩn đoán nguyên nhân sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu;
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhất là với trẻ em, do thân nhiệt chưa được điều chỉnh vững bền nên nếu để sốt quá cao có thể gây co giật. Vì vậy, trường hợp cần thiết có thể dùng các biện pháp vật lý, mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát, ngừa các cơn co giật bằng thuốc an thần và dùng các thuốc hạ nhiệt.

Bổ sung đủ nước cho người bị sốt kéo dài:

  • Người bệnh sốt kéo dài thường sẽ thiếu nước dẫn đến nguy cơ mất nước. Thông thường, một người cần đáp ứng đủ một khối lượng nước gồm: 250ml nước nội sinh trong chuyển hoá, lượng nước uống thường ngày, lượng nước bằng 70% lượng thức ăn rắn, lượng nước thải ra qua nước tiểu và qua phân, lượng nước thải qua đường hô hấp (700ml), lượng nước bốc hơi qua da. Như vậy, cần bổ sung khoảng 2 - 3 lít/ngày cho người bị sốt kéo dài, tới khi lượng nước tiểu đạt 1 lít/ngày.
  • Đối với trẻ em, thiếu nước cũng có thể gây sốt cao. Do đó, khi bị sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu cần bổ sung cho lượng nước tuần hoàn đủ lại thì sẽ đảm bảo cho việc thải nhiệt được tốt.

Ăn đủ, chú ý tới đạm:

  • Người bị sốt kéo dài nói chung và sốt kéo dài do ổ mủ nhiễm trùng sâu thường sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đó bao gồm chán ăn, buồn nôn và nôn, đi lỏng hoặc một số trường hợp táo bón.... Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới sụt cân nhanh do đạm ở tổ chức bị tiêu hao. Do đó, sốt càng cao thì nhu cầu đạm lại càng tăng. Nhu cầu đạm cho người sốt kéo dài là ăn đủ khoảng 2.100 - 3.000 calo/ngày.
  • Về vitamin nên dùng vitamin như thường lệ. Bởi ở người sốt, vitamin sẽ không bị phân huỷ nhiều hơn so với những người khỏe mạnh, vì vậy cần cho người sốt kéo dài ăn nhiều bữa, hợp khẩu vị.
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt kéo dài do nhiễm nấm có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Bất động:

  • Ở người bệnh bị sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu không nên bất động tuyệt đối, nếu không có chống chỉ định bất động nhằm tránh gây nghẽn mạch do đông máu thì tốt nhất nên hoạt động nhẹ nhàng. Ví dụ như có thể cho người bệnh ngồi ghế vài giờ trong ngày.
Tập đi lại, tập đi
Người bệnh không nên bất động tuyệt đối khi bị nhiễm khuẩn ổ mủ sâu

Về điều trị:

  • Trong một số trường hợp cần thiết, sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu có thể dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị thuốc cần phải có đủ tài liệu về bệnh sử, bệnh trạng, triệu chứng, xét nghiệm của người bệnh.
  • Để việc chẩn đoán cũng như điều trị sau này dễ dàng hơn cần tránh việc dùng thuốc một cách bừa bãi cũng như vội vàng.

Tóm lại, người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu của sốt kéo dài do nhiễm khuẩn ổ mủ sâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan