Tại sao bạn khó có thể giảm được cân?

Bạn đang đang thực hiện một chế độ tập luyện và ăn uống giảm cân. Bạn cảm thấy hào hứng về những thói quen lành mạnh mà bạn đang thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian chăm chỉ thực hiện bạn nhận thấy cân nặng của mình không giảm. Đó là bởi vì bạn thuộc tạng người khó giảm cân.

1. Một số câu hỏi thường gặp ở người khó giảm cân

1.1. Có phải vì tôi bỏ bữa sáng không?

Bạn đang muốn giảm cân, và bạn cho rằng bỏ bữa sáng là một cách giúp bạn thực hiện điều đó. Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn đã sai. Khi bỏ qua bữa ăn đầu tiên trong ngày, có thể khiến cho bạn cảm thấy đói hơn sau đó, vì vậy bạn có thể ăn quá nhiều vào bữa trưa.

Chính vì vậy không được bỏ bữa sáng nếu muốn giảm cân, cố gắng ăn trong vòng một giờ sau khi thức dậy. Bữa ăn sáng có thể giúp bạn cảm thấy no và có đủ năng lượng để hoạt động. Bạn có thể lựa chọn một bữa sáng đơn giản như phô mai với trái cây, hoặc trứng với bánh mì nướng nguyên cám hay sữa chua với chuối.

1.2. Có phải do tôi ăn trước khi đi ngủ?

Một bữa ăn khuya có thể làm hỏng kế hoạch giảm cân của bạn. Nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng lượng đường trong máuinsulin, khiến cho bạn khó đốt cháy chất béo hơn. Vì vậy, cần cố gắng ăn bữa tối trước khi ngủ ít nhất 3 giờ.

Bạn hãy cẩn thận về việc ăn vặt sau bữa tối. Bạn hấp thụ nhiều calo hơn mức bạn nghĩ khi bạn nhấm nháp trong khi xem TV hoặc sử dụng máy tính.

1.3. Có phải vì bản thân căng thẳng quá nhiều?

Khi bạn bị căng thẳng quá nhiều, điều này có thể khiến bạn tiếp cận với các loại thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo. Đồng thời cơ thể cũng có xu hướng tích trữ nhiều chất béo hơn khi bạn căng thẳng. Để giảm căng thẳng, hãy thử tập thể dục hoặc thiền.

1.4. Có phải do giới tính không?

Giới tính có thể tạo ra sự khác biệt trong cách bạn giảm cân. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới dễ giảm cân nhanh chóng. Trong khi đó phụ nữ cần có những nỗ lực lâu dài để có thể giảm cân thành công. Ngoài ra, nam giới thường giảm mỡ bụng trước, trong khi phụ nữ thường gặp khó khăn khi giảm mỡ bụng.

Mỡ bụng
Nữ giới thường gặp khó khăn trong việc giảm mỡ bụng

1.5. Tôi có đốt cháy calo chậm hơn những người khác không?

Bạn có thể đốt cháy calo chậm hơn những người khác. Bởi tốc độ đốt cháy calo dựa trên sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn có quá trình trao đổi chất chậm, nguyên nhân có thể do gen. Những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp hơn, cơ bắp của họ sẽ đốt cháy nhiều calo hơn những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn.

Những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cách bạn đốt cháy calo bao gồm:

  • Tuổi tác: khi bạn ngày càng già đi sự trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại khoảng 2% -8% mỗi thập kỷ. Đó có thể là do khối lượng cơ của bạn giảm đi theo tuổi.
  • Ăn quá ít: nếu bỏ bữa hoặc ăn theo một chế độ ăn kiêng rất ít calo, nó có thể phản tác dụng khiến bạn đốt cháy calo chậm hơn.

Nếu bạn muốn tăng cường sự trao đổi chất của bạn, bạn nên:

  • Nâng tạ để tăng khối lượng cơ
  • Tránh các chế độ ăn kiêng có lượng calo cực thấp.

1.6. Có phải do không ngủ đủ giấc?

Khi không ngủ đủ giấc, bạn có thể khó giảm cân hơn. Quá trình trao đổi chất có thể chậm lại và bạn sẽ không đốt cháy calo nhanh như bạn mong muốn.

Bạn cũng có thể có ít năng lượng hơn khi ngủ không đủ giấc. Điều đó làm cho việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn .

Khi bạn mệt mỏi, bạn có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn chế độ ăn kiêng kém hiệu quả, chẳng hạn như chọn đồ ngọt thay vì trái cây. Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy những người không ngủ đủ giấc ăn nhiều hơn khoảng 300 calo mỗi ngày so với những người được nghỉ ngơi nhiều hơn.

1.7. Có phải là do gen?

Việc bạn khó giảm cân, cũng có thể do gen của bạn. Bởi có một số người đốt cháy chất béo tốt hơn những người khác. Điều đó có thể do gen mỗi người quy định.

Bạn không có bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với các gen đã được truyền cho bạn, vì vậy bạn có thể cần phải tập luyện chăm chỉ hơn một chút để đốt cháy calo và giảm cân.

1.8. Tuyến giáp của tôi có hoạt động không?

Nếu tuyến giáp của bạn không hoạt động tốt, bạn có thể mắc một bệnh gọi là suy giáp. Suy giáp có thể dẫn đến tăng cân do tích tụ muối và nước trong cơ thể.

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức được gọi là cường giáp. Nhiều người giảm cân nhưng cũng có những người lại tăng cân khi bị cường giáp, vì có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn.

Ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và phải uống phóng xạ có thể uống được sữa Alpha Lipid không?
Một số người giảm cân nhưng cũng có những người lại tăng cân khi bị cường giáp

1.9. Có phải do sức khỏe tổng thể có vấn đề không?

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến cho việc giảm cân của bạn gặp khó khăn, bao gồm:

Ngoài ra một số loại thuốc cũng có thể cản trở nỗ lực giảm cân của bạn, các loại thuốc đó gồm có:

  • Thuốc dị ứng
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc điều trị trầm cảm: như amitriptyline (Elavil), trazodone (Desyrel), imipramine (Norpramin).
  • Thuốc điều trị tiểu đường: như sulfonylureas.
  • Thuốc điều trị động kinh: dùng để kiểm soát cơn co giật, đặc biệt là axit valproic (Depakine hoặc Depakote ) và carbamazepine (như Tegretol).
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: nhóm thuốc chẹn beta được cho là làm giảm tỷ lệ trao đổi chất của một người khoảng 80 calo mỗi ngày.
  • Liệu pháp thay thế hormone làm tăng mức độ estrogen của cơ thể, một loại hormone dự trữ chất béo.
  • Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực
  • Thuốc điều trị tâm thần phân liệt hoặc chống loạn thần như chlorpromazine (như Thorazine), thioridazine (Mellaril) và olanzapine (Zyprexa).
  • Corticosteroid dùng cho các bệnh như hen suyễn và lupus ban đỏ.

Thuốc gây tăng cân ở cả nam và nữ, nhưng vì phụ nữ nói chung dễ tăng cân hơn nam giới và khó giảm cân hơn, họ có thể tăng nhiều cân hơn nam giới khi dùng cùng một loại thuốc.

Nếu bạn đang sử dụng một trong các loại thuốc này và đang gặp vấn đề về giảm cân, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Họ có thể thay đổi thuốc điều trị cho bạn.

2. Vì sao có người khó giảm cân?

Bạn đang đang thực hiện một chế độ tập luyện và ăn uống giảm cân. Bạn cảm thấy hào hứng về những thói quen lành mạnh mà bạn đang thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian chăm chỉ thực hiện bạn nhận thấy cân nặng của mình không giảm.

Rất có thể khẩu phần thức ăn của bạn đã tăng lên, bạn cần kiểm tra lại khẩu phần ăn hàng ngày của mình một cách cẩn thận. Hoặc quá trình tập luyện có thể không quá nhiều như bạn nghĩ. Nhưng nếu bạn thấy mình đã tuân theo kế hoạch giảm cân một cách nghiêm chỉnh thì có một khả năng khác khiến bạn khó giảm cân đó là tình trạng sức khỏe hoặc thuốc bạn đang sử dụng.

Nếu bạn không thể giảm cân và không hiểu tại sao, bạn cần phải xác định xem liệu có một tình trạng bệnh lý nào gây ra vấn đề về cân nặng của bạn hay không. Nếu có, bạn cần phải chữa khỏi vấn đề đó trước khi có thể giải quyết vấn đề cân nặng.

Ăn gạo lứt có tốt và có giảm cân không?
Bạn nên kiểm tra lại khẩu phần ăn hàng ngày của mình một cách cẩn thận để có kết quả giảm cân như ý

Một số tình trạng có thể gây tăng cân hoặc cản trở việc giảm cân bao gồm:

  • Căng thẳng kinh niên: khi bạn sống trong lo lắng, căng thẳng hoặc đau buồn, cơ thể bạn có thể sản xuất các chất hóa học như hormone cortisol - khiến cơ thể có khả năng tích trữ chất béo nhiều hơn hơn, đặc biệt là ở vùng quanh eo. Đó là kiểu tăng cân thực sự làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Hội chứng Cushing: hội chứng này xảy ra khi tuyến thượng thận (nằm trên mỗi quả thận) sản xuất quá nhiều cortisol, dẫn đến tích tụ chất béo ở mặt, lưng trên và bụng.
  • Suy giáp: nếu tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ hormon tuyến giáp để giúp đốt cháy chất béo dự trữ. Kết quả là, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn và bạn sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn mức bạn đã đốt cháy, đặc biệt nếu bạn không hoạt động thể chất.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): căn bệnh này là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến hơn 5 triệu phụ nữ ở Mỹ. Triệu chứng thường gặp của hội chứng buồng trứng đa nang đó là chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng cá, mọc nhiều lông trên mặt, thưa tóc, khó có thai, và tăng cân mà không phải do ăn uống quá mức.
  • Hội chứng X: còn được gọi là kháng insulin hoặc tăng insulin máu (mức insulin cao), hội chứng X đi đôi với tăng cân. Hội chứng X là một nhóm các tình trạng sức khỏe được cho là bắt nguồn từ tình trạng kháng insulin. Khi cơ thể bạn đề kháng với hormon insulin, khi đó các hormon khác giúp kiểm soát sự trao đổi chất của bạn cũng không hoạt động.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: một số phụ nữ có thể tăng cân vào những thời điểm nhất định trong cuộc đời khi có sự thay đổi nội tiết tố của họ, đó là ở tuổi dậy thì, khi mang thai và khi mãn kinh.
  • Rượu: mọi người có xu hướng tăng cân theo tuổi tác mà không rõ lý do và mặc dù đó không phải là tình trạng bệnh lý, nhưng uống rượu với lượng vừa phải đến quá nhiều có thể phá hoại nỗ lực giảm cân của bạn. Rượu và bia là một loại carbohydrate tinh chế, tương tự như đường, kẹo và bột mì trắng. Ngoài việc bổ sung calo, rượu có thể làm tăng lượng đường trong máu và mức insulin, góp phần làm tăng cân.

Nếu bạn nghi ngờ bạn đang gặp khó khăn trong việc giảm cân vì mắc bệnh hoặc dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức. Và đừng vội từ bỏ việc tập luyện. Mặc dù rất khó để giảm cân do tình trạng sức khỏe hoặc thuốc, nhưng không phải là không thể.

Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn cũng có thể giúp bạn giảm cân, mặc dù bạn có thể mất nhiều thời gian hơn so với cách khác. Nhưng hãy nhớ rằng, nếu có bất kỳ loại bệnh lý nào, bạn nên được theo dõi cẩn thận trong khi cố gắng giảm cân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan