Tại sao bạn lại có cảm giác lâng lâng và choáng váng?

Cảm giác lâng lâng hay cảm giác choáng váng là tình trạng có thể gặp đối với bất cứ độ tuổi nào, nguyên nhân đến từ nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu lý do gây ra những cảm giác này để có cách phòng tránh cũng như làm giảm bớt chúng.

1. Cảm giác lâng lâng, cảm giác choáng váng

Nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ bị chóng mặt, có cảm giác căn phòng như đang quay hoặc gặp một số khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Những bệnh nhân khác có thể nói rằng họ có cảm giác lâng lâng như khi ngất xỉu hoặc lúc sắp ngất. Những triệu chứng này có những ý nghĩa khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể. Cảm giác lâng lângcảm giác choáng váng không phải là những nguyên nhân thường xuyên khiến người bệnh lo lắng nhưng thỉnh thoảng chúng lại là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe bất thường đáng quan tâm

2. Nguyên nhân gây ra cảm giác lâng lâng và choáng váng

Một số, nguyên nhân gây ra cảm giác lâng lâng và choáng váng đó là:

  • Đường máu thấp: Đường là một dạng năng lượng của cơ thể. Quá ít đường trong dòng máu hay còn gọi là hạ đường huyết thường liên quan đến bệnh lý đái tháo đường hoặc các phương pháp chữa trị bệnh lý này. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh đang thực hiện một chế độ ăn kiêng gián đoạn hay một số nguyên nhân khác nữa. Người bệnh có thể cảm thấy yếu ớt và bối rối, tầm nhìn có thể bị mờ đi. Một vài gram đường như nước ép trái cây, kẹo hay viên nén glucose thường được sử dụng để hồi phục lại mức đường máu cho cơ thể một cách nhanh chóng. Nếu không cung cấp đường kịp thời thì người bệnh sẽ bị bất tỉnh.
  • Chóng mặt: Điều này không phải là do sợ độ cao và chóng mặt thật sự không phải là một bệnh lý. Thay vào đó, chóng mặt là một triệu chứng. Người bệnh thường cảm thấy chóng mặt khi cơ thể người bệnh hay không gian xung quanh đang quay cuồng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu ớt, không được thăng bằng hoặc có vấn đề đối với dạ dày. Thể chóng mặt phổ biến nhất đó là chóng mặt ngoại biên, xảy ra khi người bệnh có những vấn đề liên quan đến tai trong ảnh hưởng đến sự thăng bằng.
cảm giác lâng lâng
Chóng mặt có thể gây cảm giác lâng lâng và choáng váng cho người bệnh

  • Đứng lên quá nhanh: Tên y khoa của tình trạng này được gọi là hạ huyết thế đứng, cũng được biết đến là hạ huyết áp tư thế. Khi người bệnh đứng dậy từ tư thế ngồi hay nằm, máu có thể chưa lên não kịp nên người bệnh sẽ cảm thấy lâng lâng hay choáng váng. Cảm giác này sẽ biến mất sau vài phút, nếu như diễn ra kéo dài thì có thể là một dấu hiệu xấu và nghiêm trọng hơn.
  • Một số loại thuốc: Các loại thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh tim và thuốc chống trầm cảm có thể làm tụt huyết áp của người bệnh và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không thể suy nghĩ một cách rõ ràng được. Insulin và một và loại thuốc làm giảm đường máu trên bệnh nhân đái tháo đường có thể cũng hoạt động tương tự và gây ra tình trạng chóng mặt cho bệnh nhân. Sự choáng váng có thể là một tình trạng phổ biến nếu bệnh nhân là người lớn tuổi hoặc uống nhiều loại thuốc. Nếu cảm thấy không vững và không giữ thăng bằng được sau khi uống bất cứ loại thuốc mới nào thì báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Say tàu xe: Di chuyển bằng tàu, xe ô – tô, máy bay hay tàu hỏa có thể khiến não bộ có vấn đề đối với việc chuyển động tay chân, đi lại của người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp có thể là muốn nôn mửa hay đổ mồ hôi lạnh. Thỉnh thoảng, cảm giác say sóng sau một chuyến du ngoạn trên tàu biển có thể biến thành say sóng trên mặt đất. Những rối loạn này được gọi là rối loạn suy nhược cơ thể. Cảm giác lắc lư, đung đưa, không vững này có thể kéo dài trong vài tuần hay nhiều hơn. Những nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể là nguyên nhân của não bộ, không phải do tai trong.
  • Mất nước: Điều này có thể xảy ra khi bệnh nhân không uống đủ nước để bù vào được nước mất đi qua mồ hôi hay nước tiểu. Vì vậy, mất nước sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp và gây khó khăn cho hệ thần kinh để kiểm soát chúng. Bệnh nhân thường cảm thấy khô rát, mệt mỏi và lâng lâng. Nếu nước tiểu có màu vàng thay vì trong như bình thường thì đó là dấu hiệu cho thấy người bệnh nên uống nước nhiều hơn.
  • Hội chứng Meniere hay bệnh rối loạn thính lực: Bệnh lý này có thể gây ra một cơn chóng mặt kéo dài từ 20 phút đến vài giờ đồng hồ. Thông thường, người bệnh có thể sẽ buồn nôn và nôn, tai có thể sẽ cảm thấy bị căng và rất khó để nghe thấy. Ngoài ra, còn có thể bị ù tai. Nguyên nhân của hội chứng này hiện tại vẫn chưa được tìm hiểu rõ, tuy nhiên phương pháp có thể làm giảm những triệu chứng đó là uống thuốc, cắt giảm lượng muối hay thay đổi thực đơn ăn uống và vật lý trị liệu.
Hội chứng Meniere
Hội chứng Meniere có thể là nguyên nhân gây cảm giác choáng váng

  • Lỗ rò Perilymph: Chấn thương như một cú đánh vào đầu có thể làm rách các mô ngăn cách tai giữa chứa đầy không khí và tai trong chứa đầy chất lỏng. Điều này có thể gây chóng mặt và các vấn đề về giữ thăng bằng. Người bệnh cũng có thể bị ù tai, căng tai và nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Những thay đổi về áp suất không khí như trên máy bay, trong thang máy có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này. Để điều trị thì người bệnh nên dành một vài tuần để nghỉ ngơi, nếu không khỏi thì cân nhắc đến phương án phẫu thuật.
  • Thiếu sắt: Cơ thể của con người được cung cấp sắt chủ yếu từ những loại thực phẩm như thịt, đậu hũ, rau bina... để giúp tế bào hồng cầu bơm đủ oxy đi khắp cơ thể. Sự thiếu hụt của chất khoáng này được gọi là thiếu máu. Điều này khiến người bệnh choáng váng, yếu ớt, xanh xao và hai tay bị lạnh. Kinh nguyệt nhiều cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu.
  • Vấn đề tim mạch: Cơ tim suy yếu hay còn gọi là bệnh suy tim, mạch máu bị chèn ép hay còn gọi là bệnh mạch vành và những vấn đề tim mạch tương tự có thể làm mất lượng máu giàu oxy. Điều này làm cho bệnh nhân chóng mặt, lâng lâng đến mức ngất xỉu. Những triệu chứng này có thể bắt đầu mà không có cảnh báo trước đó, xảy ra lặp lại trong nhiều tuần. Vì vậy, khi có những triệu chứng như chóng mặt, đau ngực, nhịp tim không đều, mệt mỏi... thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Dây thần kinh tiền đình kết nối tai trong với não bộ. Nhiễm virus có thể làm sưng dây thần kinh này đột ngột. Điều này sẽ khiến người bệnh lo lắng, không vững và có vấn đề về dạ dày. Triệu chứng này kéo dài khoảng vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần đến 1 tháng để có thể hồi phục hoàn toàn sau đó. Khi tình trạng này ảnh hưởng đến thính giác thì được gọi là viêm mê cung, bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng cần phải nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khác: Nếu người bệnh đột ngột bị chóng mặt thì có thể là một dấu hiệu của tình trạng khẩn cấp như cục máu đông hay vỡ mạch máu trong đột quỵ và phình động mạch. Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu như cánh tay, một bên khuôn mặt bị tê liệt không cử động được, bắt đầu nói luyên thuyên, đau đầu đột ngột... thì nên được đưa đến cấp cứu ngay.

Cảm giác choáng vángcảm giác lâng lâng mặc dù không phải là triệu chứng nguy cấp và ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy nếu những biểu hiện này diễn ra nhiều lần thì người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

152K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan