Tại sao rượu, nicotin làm gián đoạn giấc ngủ của bạn nhiều hơn cafe?

Một số người đã tìm đến các đồ uống chứa cồn như rượu, bia hay hút một điếu thuốc với mong muốn giúp cơ thể thư giãn để có một giấc ngủ ngon hơn vào mỗi đêm. Tuy nhiên, điều này có thực sự chính xác không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Ảnh hưởng của rượu, nicotin đến giấc ngủ

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng nếu sử dụng rượu và nicotin trước giờ đi ngủ có thể tác động tiêu cực đến cả thời gian và chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng việc dùng cà phê và các loại đồ uống chứa caffeine khác thực sự không ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ như mọi người đều biết.

Vì vậy, khi gặp các trường hợp cần tư vấn về tình trạng mất ngủ, các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh tránh hút thuốc hoặc uống rượu trong vài giờ trước khi đi ngủ bởi đây có thể là một trong số nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.

Theo các nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep gợi ý rằng, để có một giấc ngủ vừa đảm bảo thời gian cũng như chất lượng, thì cách hiệu quả nhất là cắt giảm việc dùng chất nicotin và rượu, khoảng 4 giờ trước khi đi ngủ. Việc làm này có thể cải thiện giấc ngủ của bạn một cách đáng kể.

Một nghiên cứu do một nhà nghiên cứu tại Đại học Florida Atlantic (FAU) cùng với sự phối hợp của Bệnh viện Brigham and Women’s, Đại học Harvard, Đại học Emory, Trung tâm Y tế Đại học Mississippi và Viện Y tế Quốc gia, tập trung vào việc uống rượu, cà phê và hút thuốc vào buổi tối trong số 785 người Mỹ gốc Phi trong thời gian 5.164 ngày. Các nhà nghiên cứu đã đo giấc ngủ của những người tham gia cuộc nghiên cứu bằng cách sử dụng các dụng cụ có tính cảm biến giống như đồng hồ đeo tay và lịch trình ngủ hàng ngày vào mục thông tin đã được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia nghiên cứu nếu có sử dụng rượu và hút thuốc trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ cảm thấy có tác động tiêu cực rất lớn đến chu kỳ giấc ngủ của họ, ngay cả khi được kiểm soát về các yếu tố có thể ảnh hưởng như tuổi tác, giới tính, căng thẳng...

Chất nicotin ảnh hưởng khá nhiều đến những người đã mắc phải chứng mất ngủ. Cụ thể, nếu hút thuốc vào ban đêm gây có thể dẫn đến việc giảm thời gian của giấc ngủ hơn 40 phút. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rất ít mối tương quan giữa việc tiêu thị cà phê trong vòng 4 giờ sau khi đi ngủ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng giấc ngủ rất hạn chế.

Một khía cạnh khác của nghiên cứu là tập trung vào những người Mỹ gốc Phi khi những người này họ không nghĩ rằng họ có vấn đề về giấc ngủ vào ban đêm và theo dõi họ qua các điểm khác nhau trong thói quen hàng ngày của họ, từ thời điểm khi họ thức dậy vào buổi sáng cho đến sáng hôm sau.

Các tác giả của nghiên cứu này cũng lưu ý rằng những phát hiện của họ nhằm hỗ trợ khuyến nghị đến các y bác sĩ hoặc những người khác làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nên đặc biệt lưu ý đến những người hay phàn nàn rằng họ bị mất ngủ để hạn chế việc sử dụng rượu và nicotin trước khi đi ngủ.

Về cơ bản, nghiên cứu trên cho thấy rằng chính khói thuốc vào ban đêm và thêm một ly rượu sau bữa tối ảnh hưởng khá rõ ràng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.

Theo Rose MacDowell, giám đốc nghiên cứu tại Sleepopolis, cho biết rằng trong khi cà phê hay các thức uống khác có chứa caffeine được phần lớn mọi người xem là chất có ảnh hưởng nhiều đến việc làm gián đoạn giấc ngủ, thì nicotin và rượu có thể có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến giấc ngủ. Cô cũng cho biết thêm, trên thực tế việc sử dụng nhiều rượu có thể làm hỏng vĩnh viễn các gen liên quan đến chu kỳ ngủ và thức. Nhưng MacDowell cũng cho biết giấc ngủ của một người có thể bị gián đoạn khi nồng độ nicotin giảm xuống vào buổi sáng, điều này sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn của một người.

Cô ấy nói “Đối với một người đang cai nghiện nicotin có thể làm thức giấc để thỏa mãn cơn thèm của nó”. Do ảnh hưởng đến phổi và mạch máu, nicotin có thể làm tăng các rối loạn hô hấp ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như hen suyễnhội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hơn nữa, việc sử dụng nicotin trước giờ đi ngủ gây khó ngủ, cản trở đến chất lượng giấc ngủ vì chất này có thể làm cho dấu đi các dấu hiệu buồn ngủ điển hình.

Với rượu, mọi người có thể lầm tưởng rằng chúng giúp cho chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ, nhưng sau đó nó lại có tác dụng kích thích gây khó ngủ. Tương tự như việc sử dụng những chiếc mũ để giúp nhắm mắt nhanh hơn, nhưng cuối cùng nó là vật cản trở giấc ngủ trước khi chuẩn bị đi vào giấc ngủ.

2. Một số lưu ý để giúp có được một giấc ngủ ngon

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số biện pháp hỗ trợ để có một giấc ngủ đảm bảo cả về thời gian cũng như chất lượng bao gồm:

  • Tránh dùng rượu và hút thuốc ít nhất trước 4 giờ đi ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn phải uống rượu trong các buổi gặp gỡ hay liên hoan vào buổi tối thì bạn nên dành thời gian cho cơ thể để chuyển hóa rượu: thời gian cần để chuyển hóa rượu ước tính khoảng 1 giờ cho 1 đơn vị đồ uống tiêu chuẩn. Nếu bạn uống 3 đơn vị, sau khi uống bạn nên dành 3 giờ cho bản thân để chuyển hóa rượu trước khi đi ngủ. Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp cho cơ thể thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Nên tắt tất cả bóng đèn trước khi đi ngủ, đảm bảo môi trường tối nhất có thể nhằm hạn chế việc kích thích mắt với ánh sáng.
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp nhằm tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, lo lắng về tinh thần.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc tại sao rượu, nicotin làm gián đoạn giấc ngủ của bạn nhiều hơn caffeine? Hy vọng những ai đang gặp phải tình trạng mất ngủ có thêm những thông tin hữu ích để giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn đảm bảo cả về thời gian và chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

661 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan