Tăng đường huyết đến bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết tăng cao có thể gây ra một số nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Bởi thế, việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này luôn là điều vô cùng quan trọng.

1. Tại sao đường huyết lại dao động, không ổn định

Trước khi tìm hiểu chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đã biết tại sao đường huyết lại dao động, không ổn định hay chưa?

Theo đó, chỉ số đường huyết vốn được hiểu là nồng độ glucose (đường) trong máu với đơn vị đo là mmol/L hoặc mg/dL. Trường hợp chỉ số đường huyết dao động không ổn định, dù quá thấp hoặc quá cao cũng đều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.

Các chuyên gia cho biết, có 4 nguyên nhân chính làm chỉ số đường huyết bất ổn gồm:

  • Chế độ ăn uống của người bệnh không hợp lý, thiếu khoa học.
  • Thường xuyên chịu áp lực, stress, căng thẳng trong cuộc sống.
  • Sinh hoạt không điều độ, thường xuyên mất ngủ hoặc thiếu ngủ
  • Sử dụng một số loại thuốc bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm,...

2. Lượng đường huyết bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Những người có đường huyết cao về lâu dài sẽ thúc đẩy bệnh lý đái tháo đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao ở bệnh nhân đái tháo đường cho thấy khả năng điều trị bệnh kém hiệu quả.

Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói (với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng) sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.

Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường. Việc đường huyết cao có thể là lời cảnh báo cho thấy bạn đang có một rối loạn chuyển hóa, đặc biệt đối với người không mắc bệnh tiểu đường, đây là nguy cơ tiến triển bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao cho thấy bạn chưa kiểm soát được đường huyết. Đặc biệt nếu đường huyết của bạn trên 250 mg/dL, bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê và là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

3. Điểm danh những đối tượng cần lưu ý chỉ số đường huyết

Nếu bạn rơi vào một một trong những nhóm đối tượng sau, bạn cần lưu ý mức đường huyết của mình hơn bao giờ hết:

  • Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1: Nếu bạn là thành viên trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 1, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 gồm có thừa cân, béo phì, có người thân trực hệ mắc đái tháo đường type 2, trên 45 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp hay huyết áp trên 140/90 mmHg, bị rối loạn mỡ máu.

4. Giải pháp giảm thiểu nguy hiểm từ chỉ số đường huyết cao

Từ những thông tin trên, chúng ta đã nhận thức được lượng đường huyết bao nhiêu là cao. Vì thế, việc áp dụng những giải pháp đẩy lùi sự tăng cao của đường huyết chính là cách giảm thiểu những mối nguy hiểm của chúng, cụ thể:

4.1. Lưu ý đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Với người không mắc bệnh tiểu đường, cần áp dụng một số giải pháp sau:

  • Nhận biết dấu hiệu đe dọa hôn mê của nhiễm toan ceton: Hiện tượng này xuất hiện do mức insulin quá thấp – đường huyết quá cao với dấu hiệu điển hình là khó thở, miệng khô, ói hay nôn nhiều. Khi có bất kỳ biểu hiện nào, người bệnh cần được đo lượng đường và lập tức đến bệnh viện gần nhất.
  • Sử dụng insulin bổ sung: Lượng đường cao trong cơ thể có thể là lời cảnh báo cho viết bạn sử dụng quá ít insulin hoặc sử dụng không đúng cách. Do đó, sẽ cần đến sự hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng hiệu quả insulin ngay khi đường huyết cao.
  • Cân bằng lối sống: Hãy chú ý cân bằng chế độ ăn, ưu tiên sử dụng những loại thức ăn tinh bột bằng rau và chất xơ để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng và không tăng đường.

4.2. Lưu ý đối với những người không mắc bệnh tiểu đường

Với những người không mắc bệnh tiểu đường, các bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Uống nước hay ăn một bữa ăn nhẹ có chứa nhiều protein: Đây là giải pháp mang đến hiệu quả trong việc pha loãng đường trong máu. Nếu có máy đo đường tại nhà, bạn nên thường xuyên đo đường sau khi ăn và uống.
  • Thay đổi lối sống: Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường huyết cao là hệ quả của chế độ ăn mất cân đối và việc duy trì lối sống thụ động. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát mức đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn cũng nên chú ý tăng cường hoạt động thể lực để loại bỏ năng lượng dư thừa của đường trong cơ thể tốt hơn.
  • Tầm soát nguy cơ bệnh tiểu đường: Bệnh đái tháo đường type 1 vốn là bệnh di truyền nên cần tầm soát xem mình và người thân có nguy cơ mắc bệnh này hay không và phòng tránh sớm.

Vậy là chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi lượng đường huyết bao nhiêu là cao. Hy vọng rằng bạn đã hiểu đúng về nhóm đối tượng nguy cơ để có thể lên chiến lược bảo vệ sức khỏe cho gia đình và chính bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan