Thay đổi tâm trạng và ảnh hưởng tới rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực được đặc trưng bởi tính khí thất thường hoặc thay đổi tâm trạng. Tình trạng thay đổi tâm trạng này có thể dao động từ cực cao (hưng cảm) đến cực thấp (trầm cảm). Các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm thường kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Vậy việc thay đổi tâm trạng và ảnh hưởng tới rối loạn lưỡng cực như thế nào ?

1. Thay đổi tâm trạng là gì?

Thay đổi tâm trạng là một điều bình thường, có những ngày bạn cảm thấy buồn hoặc cảm thấy vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, những thay đổi tâm trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì chúng vẫn được coi là những thay đổi lành mạnh.

Mặt khác, một người có thể mắc bệnh nếu thường xuyên chuyển từ trạng thái cực kỳ hạnh phúc sang cực kỳ chán nản hoặc ngược lại. Nếu tâm trạng thay đổi nghiêm trọng và thường xuyên, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những thay đổi này để có thể tìm ra nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây ra những thay đổi hành vi có thể liên quan đến sức khỏe tâm thần, hormone, sử dụng chất kích thích hoặc các tình trạng sức khỏe khác.

2. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi tâm trạng

Trong nhiều trường hợp, tâm trạng thay đổi là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Chúng có thể xảy ra do tình trạng sức khỏe tâm thần, thay đổi nội tiết tố hoặc các vấn đề khác liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện, rượu bia hay các chất kích thích khác.

2.1. Tình trạng sức khỏe tâm thần

Sức khỏe tâm thần có thể khiến tâm trạng thay đổi nghiêm trọng và thường được gọi là những rối loạn tâm trạng. Chúng bao gồm những tình trạng sau:

  • Rối loạn lưỡng cực: Nếu một người bị rối loạn lưỡng cực, cảm xúc của họ có thể thay đổi từ cực kỳ vui vẻ đến cực kỳ buồn bã một cách nhanh chóng. Nhưng những thay đổi về tâm trạng liên quan đến rối loạn lưỡng cực thường chỉ xảy ra một vài lần trong năm, ngay cả trong bệnh rối loạn lưỡng cực có chu kỳ nhanh.
  • Rối loạn Cyclothymic: đây là một rối loạn tâm trạng nhẹ tương tự như rối loạn lưỡng cực II. Trong đó, người bệnh xuất hiện những rối loạn cảm xúc lên xuống nhưng ít trầm trọng hơn những cảm xúc liên quan đến rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn trầm cảm nặng (MDD). Trong rối loạn trầm cảm nặng, người bệnh phải trải qua nỗi buồn tột độ trong một thời gian dài. Rối loạn trầm cảm nặng đôi khi còn được gọi là trầm cảm lâm sàng.
  • Bệnh rối loạn thiếu máu: Rối loạn thiếu máu, hiện nay được gọi là rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) là một dạng trầm cảm mãn tính.
  • Rối loạn nhân cách: Trong một số loại rối loạn nhân cách nhất định, người bệnh có thể trải qua những thay đổi nhanh chóng về tâm trạng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Trầm cảm 1
Sức khỏe tâm thần có thể khiến tâm trạng thay đổi nghiêm trọng

  • Rối loạn điều hòa tâm trạng (DMDD). Rối loạn điều hòa tâm trạng thường chỉ được chẩn đoán ở trẻ em. Trong đó, những đứa trẻ thường có những hành động bộc phát không đúng mục tiêu trong giai đoạn phát triển của chúng.

Người bệnh cũng có thể gặp phải những thay đổi lớn về tâm trạng nếu mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như: tâm thần phân liệt và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Theo một đánh giá năm 2011, trẻ em có tâm trạng thay đổi đột ngột thường được cho là mắc chứng rối loạn lưỡng cực nhưng thực tế lại có một tình trạng khác. Bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ có thể đánh giá trẻ và giúp cha mẹ chúng xác định một kế hoạch điều trị thích hợp. Tình trạng sức khỏe tâm thần đều có thể kiểm soát được bằng một số hoặc kết hợp các loại thuốc, thay đổi lối sống và liệu pháp tâm lý.

2.2. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nồng độ hormone cũng có thể khiến tâm trạng thay đổi. Điều này liên quan đến các hormone ảnh hưởng đến thành phần hóa học của não. Tuổi vị thành niên, hay phụ nữ mang thai hoặc đang ở thời kỳ mãn kinh có thể thay đổi tâm trạng do những thay đổi nội tiết tố liên quan đến giai đoạn phát triển này của cơ thể họ.

Thay đổi tâm trạng cũng có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác chứ không chỉ do nội tiết tố. Nếu cảm thấy thay đổi tâm trạng cực độ, hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch điều trị tốt cho bản thân.

2.3. Sử dụng chất kích thích

Những người thường xuyên sử dụng ma túy hoặc rượu bia có thể trải qua tình trạng thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Do đó, nhiều chương trình, dự án đã được thiết kế để giúp điều trị thay đổi tâm trạng do sử dụng chất gây nghiện. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện có thể gây khó khăn cho cả người mắc chứng rối loạn và những người thân yêu. Do đó, tình trạng này cần sự tham gia góp sức không chỉ của người bệnh, đội ngũ y bác sĩ mà còn cần sự trợ giúp từ phía gia đình người bệnh. Bác sĩ có thể cung cấp các kế hoạch điều trị hữu ích để giúp người bệnh nhận được sự giúp đỡ mà họ cần.

2.4. Các tình trạng sức khỏe khác

Các tình trạng sức khỏe khác có thể khiến tâm trạng thay đổi. Điều này bao gồm các vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi, hệ thống tim mạch và tuyến giáp của người bệnh. Các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương cũng có thể khiến tâm trạng thay đổi.

Ung thư tuyến giáp
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp của người bệnh có thể khiến tâm trạng thay đổi

2.5. Những nguyên nhân phổ biến khác

Bất kể những sự thay đổi tâm trạng của bạn xảy ra do tình trạng bệnh lý có từ trước hay do yếu tố khác, một số yếu tố nhất định có thể kích hoạt và khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Stress kéo dài
  • Một thay đổi đáng kể trong cuộc sống
  • Chế độ ăn uống
  • Thói quen ngủ nghỉ
  • Loại thuốc đang sử dụng

Nếu bạn cảm thấy tâm trạng thay đổi thường xuyên và nghiêm trọng, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Nên cung cấp cả những thông tin về tâm trạng của mình trước và sau khi một biến cố nào đó xảy ra. Điều này có thể giúp bác sĩ của bạn đánh giá liệu bạn có đang phản ứng với một sự thay đổi lối sống hay đó là kết quả của một vấn đề cơ bản.

3. Thay đổi tâm trạng và ảnh hưởng tới rối loạn lưỡng cực

Thật khó để vượt qua tâm trạng thất thường của chứng rối loạn lưỡng cực. Trầm cảm có thể khiến một người cảm thấy khó khăn khi làm những điều họ muốn và những điều cần làm. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh có thể trở nên liều lĩnh và thường xuyên thay đổi ý kiến. Tuy nhiên, cách điều trị tốt là tránh thay đổi tâm trạng. Bạn sẽ không thể ngăn chặn hoàn toàn các cơn hưng cảm hoặc trầm cảm. Ngay cả những người luôn dùng thuốc và chăm sóc sức khỏe của họ vẫn có thể có tâm trạng thay đổi theo thời gian. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải nắm bắt những thay đổi trong tâm trạng, mức năng lượng và cách ngủ của bạn trước khi chúng biến thành một điều gì đó nghiêm trọng.

3.1. Các yếu tố kích hoạt tâm trạng trong rối loạn lưỡng cực

Lúc đầu, tâm trạng thất thường có thể khiến bạn cảm thấy ngạc nhiên. Nhưng theo thời gian, người bệnh có thể bắt đầu thấy các kiểu hoặc dấu hiệu cho thấy mình đang bước vào giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Ngoài việc thay đổi tâm trạng, một số yếu tố sau cũng có thể thay đổi:

  • Các kiểu ngủ
  • Mức năng lượng
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Ham muốn tình dục
  • Lòng tự trọng
  • Sự tập trung

Các giai đoạn tâm trạng trong rối loạn lưỡng cực thường xảy ra đột ngột, không vì lý do cụ thể. Đôi khi, người bệnh có thể nhận thấy rằng có những điều cụ thể có thể gây hưng cảm hoặc trầm cảm, chẳng hạn như ngủ quá ít, thay đổi thói quen hàng ngày hoặc trễ máy bay khi bạn đi du lịch. Nhiều người nhận thấy họ có nhiều khả năng trở nên trầm cảm hoặc hưng cảm trong thời gian căng thẳng tại nơi làm việc hoặc trong kỳ nghỉ. Một số người nhận thấy các mô hình thay đổi tâm trạng theo mùa trong năm.

Cách vượt qua những cơn đau khi quan hệ tình dục sau sinh
Ham muốn tình dục có thể bị thay đổi khi bước vào giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm

Một cách tốt để phát hiện các yếu tố kích hoạt là viết nhật ký. Ghi lại những sự kiện lớn, căng thẳng, liều lượng thuốc và thời gian ngủ của chính bản thân mình. Theo thời gian, họ có thể dần dần nhận ra được những thay đổi trong tâm trạng của mình. Tất nhiên, có thể có những yếu tố tác động mà bạn không thể tránh khỏi, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cái chết của những người thân xung quanh. Nhưng nếu có thể nhận ra những điều dẫn đến hưng cảm hoặc trầm cảm, bạn có thể chuẩn bị cho những thời điểm mà bạn có thể dễ bị tổn thương nhất.

Trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần để lên kế hoạch cho khoảng thời gian sự thay đổi tâm trạng dễ xảy ra nhất và yêu cầu thêm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè.

3.2. Sự tác động của hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực

Khi một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực bị trầm cảm, họ hầu như luôn biết rằng có điều gì đó không ổn. Họ không thích cảm giác đó nhưng đối với những người hưng cảm thì khác. Thông thường, họ không nghĩ mình đang trong trạng thái hưng cảm. Hoặc nếu họ nhận thấy sự khác biệt trong tâm trạng và tính cách, họ nghĩ đó là một sự cải thiện.

Hưng cảm rất khó phát hiện. Người bệnh có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng, sáng tạo và thú vị hơn. Họ cũng có thể hoàn thành rất nhiều công việc. Các giai đoạn hưng cảm thường khiến con người ta mất đi lý trí trong một số công việc. Người bệnh có thể tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình khi mua sắm thỏa thích. Họ có thể tham gia vào những cuộc tình làm hỏng cuộc hôn nhân của mình. Nguy hiểm hơn hết, chứng hưng cảm có thể khiến người bệnh làm những việc nguy hiểm đến tính mạng của mình hoặc người khác và sau đó là chứng trầm cảm.

Thay đổi tâm trạng là tình trạng thường xuyên xảy ra trong chứng rối loạn lưỡng cực. Người bệnh sẽ trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui vẻ, lạc quan, tràn đầy năng lượng đến thất vọng tột cùng. Sự thay đổi trong tâm trạng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên khi sự thay đổi tâm trạng diễn ra quá nhanh và để lại những hậu quả không mong muốn, bạn cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề và cần một liệu pháp điều trị đúng đắn để cải thiện tình trạng này.

Thực tế, bệnh nhân gặp các vấn đề về rối loạn lưỡng cực cần được thăm khám để các bác sĩ có hướng can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau.

Hiện nay Phòng khám Sức khỏe Tâm Lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần, trong đó có tình trạng rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ... Khi đến thăm khám, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn người bệnh có những triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra. Sau khi có kết quả đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Việc thăm khám luôn được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, đến từ nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Phòng khám cũng được trang thiết bị, hệ thống máy móc hiện đại, phục vụ tốt cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan