Xét nghiệm Ferritin đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bác sĩ vi sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Sắt là một loại khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người và chỉ được hấp thu qua con đường ăn uống. Sắt bình thường khi hấp thụ vào mạch máu tồn tại dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+ còn một phần khác thì được dự trữ dưới dạng ferritin chứa khoảng 20% tổng lượng sắt của cơ thể. Chính vì vậy xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh nói chung và xét nghiệm Ferritin nói riêng sẽ giúp đánh giá những rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể.

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Xét nghiệm Ferritin giúp đo lượng Ferritin trong máu người bệnh. Ferritin là một loại protein dự trữ sắt tồn tại chủ yếu ở trong tế bào gan và tế bào miễn dịch, khi cơ thể cần đến sắt để tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp thì sắt sẽ được giải phóng ra từ Ferritin. Vì vậy trong xét nghiệm Ferritin nếu lượng Ferritin biến đổi thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng sẽ biến đổi theo, ví dụ như:

  • Nếu thử nghiệm Ferritin cho kết quả thấp hơn mức bình thường thì có thể nghĩ tới việc dự trữ sắt của cơ thể thấp và có thiếu sắt
  • Nếu lượng Ferritin cao hơn bình thường thì sẽ chỉ ra rằng có một tình trạng khiến cơ thể lưu trữ quá nhiều chất sắt.
Xét nghiệm HIV
Xét nghiệm Ferritin giúp kiểm tra lượng Ferritin trong máu

2. Khi nào thì cần phải thực hiện xét nghiệm Ferritin?

Xét nghiệm Ferritin có thể được thực hiện để chẩn đoán một điều kiện y tế như tình trạng thiếu máu thiếu sắt: Khi kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân chỉ ra mức độ protein mang oxy trong tế bào hồng cầu thấp hoặc tỷ lệ hematocrit thấp thì có thể yêu cầu xét nghiệm này nhằm khẳng định chẩn đoán.

Xét nghiệm Ferritin kết hợp với kiểm tra tổng hợp sắt và thử nghiệm Transferrin giúp cung cấp các thông tin bổ sung về sắt trong cơ thể. Xét nghiệm cũng có thể được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng của giảm Ferritin máu như:

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Đau đầu dai dẳng, chóng mặt
  • Suy nhược cơ thể
  • Ù tai, khó thở
  • Cáu gắt.

Hoặc biểu hiện của tình trạng dư thừa Ferritin gồm:

  • Đau ngực, tim đập nhanh
  • Đau bụng
  • Đau mỏi các khớp
  • Suy nhược cơ thể và mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

3. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy máu sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nên thực hiện xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt vào buổi sáng, trước 10 giờ vì đây là khoảng thời gian mà sắt huyết thanh đạt nồng độ cao nhất

Vị trí thực hiện thường là tĩnh mạch mu bàn tay hoặc cánh ta. Mẫu máu sau đó sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm và phân tích.

Khám bệnh
Trước khi xét nghiệm bệnh nhân sẽ được bác sĩ lưu ý về một số vấn đề

4. Kết quả của xét nghiệm Ferritin

Chỉ số bình thường của Ferritin trong máu sẽ nằm trong giá trị sau:

  • Đối với nam giới: từ 24-336 ng/ml hoặc 24-336 μg/l
  • Đối với nữ giới: từ 11-307 ng/ml hoặc 11-307 μg/l.

Nồng độ Ferritin trong máu tăng lên thường gặp trong các bệnh lý viêm hoặc bệnh lý về gan, ung thư như:

Nồng độ Ferritin trong máu giảm gợi ý các nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày
  • Tình trạng thiếu máu
  • Mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn hấp thu ruột non
  • Các trường hợp chấn thương chảy máu, mất máu bên ngoài và bên trong cơ thể.

Khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ rối loạn chuyển hóa sắt, cần được làm Xét nghiệm Ferritin để có thể đánh giá đúng tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng nhưng những biện pháp điều trị phù hợp.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

105.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: