Ý nghĩa của đo áp lực bàng quang

Đi tiểu là một quá trình phức tạp với sự liên hệ mật thiết đến khả năng hoạt động của bàng quang. Các dây thần kinh trong bàng quang sẽ tương tác với tủy sống và não để nhận tín hiệu giúp bàng quang co lại khi nước tiểu đầy. Để đánh giá khả năng hoạt động của bàng quang, các bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật đo áp lực bàng quang giúp đánh giá các bất thường về cơ hoặc thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động tiểu của cơ thể.

1. Đo áp lực bàng quang để làm gì?

Đo áp lực bàng quang là thủ thuật để dùng để đo áp lực và dung tích bên trong bàng quang, đánh giá xem bàng quang có hoạt động tốt hay không. Đo áp lực bàng quang sẽ được chỉ định khi cơ hoặc thần kinh gây ra những khó khăn cho bàng quang trong việc giữ và thải nước tiểu ra ngoài.

Trong quá trình đo áp lực bàng quang, bàng quang chứa đầy nước để đo khả năng giữ và đẩy nước ra. Thuốc cũng có thể được chỉ định nhằm biết được bàng quang có co lại hoặc thư giãn bình thường để đáp ứng với thuốc. Một ống thông được đặt trong bàng quang tùy trường hợp sẽ dùng để đo áp lực khi bàng quang đầy, miếng đệm nhỏ hoặc kim đặt gần hậu môn dùng để đo chức năng cơ ở khu vực này.

2. Khi nào cần phải đo áp lực bàng quang?

Tiểu buốt là triệu chứng của sỏi bàng quang
Đo áp lực bàng quang để tìm các nguyên nhân gây vấn đề ở bàng quang như ri nước tiểu không kiểm soát, dòng tiểu yếu,...

Đo áp lực bàng quang có thể được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Tìm các nguyên nhân gây nên vấn đề ở bàng quang hoặc cơ giữ nước tiểu trong bàng quang (cơ thắt bàng quang) gây ra sự rỉ nước tiểu không kiểm soát hoặc cảm giác cấp bách phải đi tiểu hoặc dòng tiểu yếu
  • Tìm hiểu dung tích nước tiểu bàng quang có thể lưu trữ và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đã tiểu hết
  • Khảo sát những vấn đề về bàng quang như bàng quang hoạt động quá mức hoặc giảm chức năng bàng quang, bàng quang không có khả năng thải hết nước tiểu (gặp trong nhiễm trùng đường niệu, chẩn thương tủy sống, đột quỵ,...)
  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng ở hệ tiết niệu
  • Theo dõi hoạt động bàng quang ở những người mắc bệnh thần kinh tiến triển như bệnh đa xơ cứng

3. Cách đo áp lực bàng quang

Đo áp lực bàng quang sẽ được thực hiện tại phòng khám tiết niệu hoặc bệnh viện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc bác sĩ phụ khoa. Cách thực hiện đo áp lực bàng quang gồm các bước sau:

  • Khi bắt đầu đo, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi tiểu được kết nối với một máy gọi là uroflowmeter.
  • Máy sẽ đo lượng nước tiểu đi qua và thời gian mất bao lâu cũng như thời gian cần thiết để bắt đầu dòng nước tiểu, số lần bắt đầu và ngưng dòng nước tiểu, sự hiện diện của việc rê ở gần cuối của việc đi tiểu cũng sẽ được ghi lại
  • Sau đó, niệu đạo sau khi được làm sạch triệt để, một ống catheter được nhẹ nhàng chèn và di chuyển vào bàng quang, bất kỳ nước tiểu nào còn lại trong bàng quang sẽ được dẫn lưu và đo
  • Tiếp theo, một ống thông được sử dụng để làm đầy bàng quang bằng nước vô trùng, ống thông được gắn với một thiết bị gọi là cystometer giúp đo mức độ bàng quang có thể giữ và áp lực trong bàng quang. Bệnh nhân cần thông báo bất kỳ cảm giác nào như ấm, đầy bàng quang hoặc muốn đi tiểu cho bác sĩ
  • Quá trình được lặp lại và một vật liệu tương phản có thể được sử dụng nếu chụp X-quang trong quá trình đo áp lực bàng quang
  • Một ống thông khác có thể được đặt vào trực tràng để đo áp lực trong bụng khi bàng quang đầy. Một miếng đệm nhỏ hoặc kim đặt gần hậu môn dùng để đo chức năng cơ ở vùng này
  • Mỗi khi bàng quang được lấp đầy, bệnh nhân sẽ phải thông báo về cảm giác muốn đi tiểu. Sau đó ống thông sẽ dẫn lưu bàng quang hoặc yêu cầu bệnh nhân đi tiểu
  • Sau cùng khi tất cả chất dịch được rút khỏi bàng quang, nếu không có xét nghiệm bổ sung thì ống thông được lấy ra
Áp lực bàng quang
Kỹ thuật sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tiết niệu hoặc bác sĩ phụ khoa

4. Các giá trị bình thường của thủ thuật đo áp lực bàng quang:

Khả năng hoạt động của bàng quang sẽ được đánh giá trên các thông số sau:

  • Tốc độ nước tiểu bình thường
  • Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu ít hơn 30 ml
  • Điểm đầu tiên cảm thấy muốn đi tiểu là khi lượng dịch trong bàng quang khoảng 175 ml
  • Điểm cảm thất phải đi tiểu ngay là khi lượng dịch trong bàng quang khoảng 350- 450 ml
  • Lượng dịch tối đa bàng quang có thể chứa trong phạm vi bình thường: 400-500 ml
  • Xét nghiệm về chức năng của các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bình thường
  • Nước tiểu không rò rỉ từ bàng quang trong quá trình kiểm tra

Xem thêm:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan