Cần biết liệu pháp insulin tích cực

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS. Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Bác sĩ Thận - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường nhưng tiêm insulin là phương pháp điều trị rất phổ biến. Trong đó liệu pháp tiêm insulin tích cực đang được sử dụng rất tốt và thường xuyên

1. Liệu pháp insulin tích cực là gì?

Liệu pháp insulin tích cực là phác đồ tiêm insulin nhiều lần trong ngày ( 4 mũi / ngày) gồm cả insulin tác dụng kéo dài và insulin tác dụng nhanh trước các bữa ăn hoặc tiêm insulin để trùng với nhịp sinh lý quá trình tiết insulin bình thường của tuyến tụy. Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường toàn diện đển kiểm soát đường huyết rất là chặt chẽ. Phương pháp điều trị này có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm như là bệnh nhân phải nhiều lần tiêm/ ngày hoặc bơm tiêm insulin tự động mỗi ngày, cần xét nghiệm glucose mao mạch trước mỗi lần tiêm, mất nhiều thời gian của bệnh nhân.

2. Những yếu tố quan trọng của liệu pháp insulin tích cực

Để kiểm soát đường máu tốt ở bệnh nhân đái tháo đường bằng của liệu pháp tiêm insulin tích cực thì cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố thì mới đạt được kết quả tốt:

  • Bệnh nhân phải xét nghiệm glucose mao mạch nhiều lần/ ngày ít nhất là 4 lần/ ngày.
  • Có kế hoạch và đặt ra các mục tiêu kiểm soát đường máu.
  • Để chỉnh liều tiêm insulin cần dựa vào xét nghiệm glucose hàng ngày với liệu pháp tiêm insulin hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh đặc biệt là hàm lượng carbohydrate hàng ngày.
  • Cần kiểm soát năng lượng vào ra hàng ngày và hoạt động thể lực và liều tiêm insulin hàng ngày.
  • Kiểm soát tỷ lệ carbohydrate - insulin theo khẩu phần ăn.
  • Điều chỉnh liều tiêm insulin dựa vào kết quả xét nghiệm glucose mao mạch hàng ngày.
  • Tạo động lực tốt cho bệnh nhân để tương tác giữa bệnh nhân và nhân viên y tế tốt.
Tiểu đường
Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo hiệu quả chữa tiểu đường

3. Liệu pháp tiêm insulin tích cực

3.1. Chỉ định

Liệu pháp insulin tích cực được chỉ định sau khi đã sử dụng liệu pháp insulin nền hoặc phối hợp thuốc uống với tiêm insulin, điều chỉnh chế độ ăn luyện tập hợp lý nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết sau của một hoặc nhiều bữa ăn trong ngày. Lúc này cần phải chuyển sang phác đồ tiêm insulin nhanh hoặc insulin ngắn trước bữa ăn theo sinh lý để có thể kiểm soát tốt đường huyết sau ăn.

3.2. Các mũi tiêm trong liệu pháp tiêm insulin tích cực

Phối hợp tiêm insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn trước các bữa ăn với tiêm insulin chậm (NPH) hoặc insulin analogue tác dụng kéo dài. Liệu pháp này được chia thành 2 phác đồ:

Phác đồ 1: Tiêm 1 mũi insulin nền kèm 1 hoặc 2 mũi insulin nhanh hoặc ngắn vào 1 hoặc 2 bữa ăn không kiểm soát được đường máu sau ăn ví dụ như bữa sáng và tối. Liệu pháp này được đề xuất với tên gọi liệu pháp insulin bổ sung bán phần

Phác đồ 2: Tiêm 1 mũi insulin nền kèm với tiêm 3 mũi nhanh hoặc ngắn trước 3 bữa ăn chính mà không kiểm soát được đường máu sau ăn ( sáng, trưa, tối). Liệu pháp này được đề xuất với tên gọi liệu pháp insulin bổ sung toàn phần.

3.3. Liều tiêm insulin trong liệu pháp tích cực

Đái tháo đường typ1

  • Liều tiêm có thể dao động : từ 0,5 - 1,0 UI/kg cân nặng.
  • Liều khởi đầu tiêm : từ 0,4 - 0,5 UI/kg/ngày.
  • Liều thông thường: 0,6 UI/kg/ngày.

Đái tháo đường typ 2

  • Liều tiêm: Bắt đầu từ 0,2 UI/kg/ngày.
  • Liều thông thường sử dụng liều 0,3 - 0,6 UI/kg/ngày.
  • Liều tiêm insulin nền: 0,1 - 0,2 UI/kg.

3.4 . Các phác đồ điều trị insulin tích cực

Khám bệnh
Có nhiều phác đồ điều trị insulin tích cực

Có nhiều phác đồ điều trị insulin tích cực khác nhau được áp dụng tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể.

  • Đái tháo đường typ 1: Thường sử dụng phác đồ 2 - 4 mũi tiêm/ngày.
  • Đái tháo đường typ 2: Ngoài phác đồ như đái tháo đường typ 1 có thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin nền kết hợp với thuốc viên.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Thường sử dụng phác đồ tiêm 1 - 4 mũi/ngày tùy theo nồng độ đường huyết của bệnh nhân.
  • Phác đồ 1 mũi insulin: Phối hợp thuốc viên điều trị đái tháo đường với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp vào trước bữa ăn tối hoặc 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc Glargine vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều sử dụng: 0,1 - 0,2 UI/kg;
  • Phác đồ 2 mũi insulin: Thường sử dụng 2 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc insulin hỗn hợp được tiêm vào trước ăn sáng và tối. Chia liều 2/3 trước bữa sáng và 1/3 trước bữa tối.
  • Phác đồ tiêm nhiều mũi insulin: Khi các phác đồ điều trị trên không đạt hiệu quả ( tức là thất bại) mà đã kiểm soát tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày. Lúc này bệnh nhân cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết (do có thai hoặc có các biến chứng nặng) thì cần chuyển sang phác đồ điều trị khác với nhiều mũi tiêm insulin trong ngày. Nếu áp dụng phác đồ tiêm 3 lần trong ngày thì nên tiêm 2 mũi insulin nhanh - 1 mũi bán chậm hoặc 2 mũi insulin bán chậm hoặc insulin nền. Nếu áp dụng phác đồ tiêm 4 lần trong ngày thì nên áp dụng 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi nền loại NPH hoặc Glargine trước khi đi ngủ (khoảng 21 - 22 giờ).

3.5 Một số lưu ý khi điều trị liệu pháp insulin tích cực cho bệnh nhân

  • Hạ đường huyết là biến chứng hay gặp nhất khi tiêm insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn thậm chí ngay cả insulin tác dụng chậm. Phần lớn các trường hợp hạ đường huyết xảy ra khi tiêm quá liều insulin không xác định được thời gian tác dụng của thuốc insulin, do ống tiêm không phù hợp với lọ thuốc, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn hơn giờ quy định sau khi tiêm, vận động nhiều,... Vì vậy bác sĩ trước tiêm liệu pháp insulin tích cực thì cần hướng dẫn cho bệnh nhân đái tháo đường và người chăm sóc cách phát hiện các triệu chứng sớm của biến chứng hạ đường huyết và cách xử trí tại chỗ.
  • Kiểm tra điện tim để đánh giá biến chứng tim do hạ đường huyết chỉ số QTc ≥ 440 ms nếu nghi ngờ có hạ đường huyết hoặc mỗi lần tái khám.
  • Đánh giá các thang điểm sa sút trí tuệ hoặc chụp MRI chức năng não nếu nghi ngờ có dấu hiệu sa sút trí tuệ thứ phát sau hạ đường huyết.
  • Cảnh giác trước nguy cơ của liệu pháp bơm insulin là toan ceton đái tháo đường do các trục trặc của bơm hoặc ở vị trí tiêm có thể làm gián đoạn sự phân bố insulin.

Liệu pháp insulin tích cực là phương pháp kiểm soát đường huyết hữu hiệu. Để đảm bảo hiệu quả điều trị đái tháo đường của liệu pháp này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình chữa trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan