Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Trẻ bị sốt vẫn có thể nằm điều hòa vì nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp đẩy lùi cơn sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý nguyên tắc khi cho bé nằm điều hòa để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

1. Tác động của việc nằm điều hòa tới sức khỏe của trẻ

Khi bước vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài nên các gia đình thường phải cho trẻ nằm phòng điều hòa. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc cần thiết để tránh những tác hại tới sức khỏe của trẻ. Việc lạm dụng điều hòa, sử dụng điều hòa không phù hợp sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm phổi, đau họng,... nếu trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Bên cạnh đó, trẻ nằm lâu trong phòng có điều hòa cũng dễ bị khô da, mất nước cơ thể, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Dùng điều hòa không đúng cách dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, sốt và bệnh tiêu chảy,... ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu phụ huynh để trẻ dành quá nhiều thời gian trong phòng thay vì ra ngoài thì trẻ sẽ không tổng hợp được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, dẫn tới tình trạng hay quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém về ban đêm, sức đề kháng suy giảm. Đồng thời, do không được vui chơi, chạy nhảy, trẻ tiêu hao ít năng lượng nên thường ăn không ngon miệng, bị biếng ăn.

2. Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Theo các bác sĩ, trẻ bị sốt vẫn có thể nằm điều hòa bình thường vì điều hòa mang lại bầu không khí mát mẻ, dễ chịu, giúp bé thoải mái hơn. Điều hòa giúp luân chuyển không khí mát mẻ trong phòng, cho phép luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với bé, làm mát cho cơ thể trẻ đang sốt hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý tới một số nguyên tắc quan trọng khi cho bé nằm điều hòa để giúp bé nghỉ ngơi tốt, mau chóng lành bệnh.

tre-bi-sot-co-nen-nam-dieu-hoa-1
Trẻ bị sốt có thể nằm điều hòa nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc sử dụng nhất định

3. Nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng điều hòa cho trẻ bị sốt

Trẻ em rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu quá nóng, bé dễ nổi rôm sảy. Nếu quá lạnh, trẻ dễ bị ho, viêm phế quản. Do đó, phụ huynh cần chú ý tới những nguyên tắc sau khi sử dụng điều hòa cho trẻ:

3.1. Đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợp

Thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn vì trung tâm điều nhiệt, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện. Khi người lớn thấy nhiệt độ trong phòng vừa phải với mình thì có thể bé sẽ bị lạnh. Do vậy, cha mẹ chú ý là chỉ nên điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt 27 - 29 độ C vì đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho bé.

tre-bi-sot-co-nen-nam-dieu-hoa-2
Duy trì mức nhiệt độ điều hòa lý tưởng cho trẻ

3.2. Không bật điều hòa 24/24

Nếu bật điều hòa cả ngày thì không khí trong phòng có thể chuyển sang lạnh, bị tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, mỗi ngày, phụ huynh nên tắt điều hòa tối thiểu 2 lần, mở tất cả các cửa phòng, dùng quạt xua hết không khí tù đọng ra ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa ánh nắng tự nhiên vào phòng càng nhiều càng tốt để không khí trong phòng được lưu thông, giúp trẻ bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn.

3.3. Tuân thủ quy tắc 3 phút

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài phòng điều hòa có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, làm tình trạng bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mỗi khi muốn đưa con ra ngoài phòng điều hòa, phụ huynh nên mở cửa trước đó khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để trẻ bé quen dần với luồng không khí từ bên ngoài, tránh sốc nhiệt.

3.4. Không để gió điều hòa thổi thẳng vào chỗ ngủ của trẻ

Khi trẻ đang sốt, nếu quạt gió điều hòa thổi thẳng vào mặt, đầu,... thì bệnh của bé sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, dễ mắc thêm các bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, đau họng, viêm phổi,... Vì vậy, phụ huynh nên đặt điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió của điều hòa về phía trẻ nằm và không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Cha mẹ nên đặt tốc độ quạt gió thấp nhất, để ở chế độ quay để luân chuyển không khí trong phòng.

3.5. Vệ sinh kỹ điều hòa và phòng ở

Sau một mùa đông dài, khi bật điều hòa trở lại người dùng cần vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bụi trong tấm lưới lọc,... để tránh nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú trong máy gây hại cho hệ hô hấp của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần vệ sinh, lau dọn phòng bật điều hòa thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh trong không khí. Đồng thời, vì sử dụng điều hòa sẽ làm khô không khí nên phụ huynh có thể mang vào phòng một chậu nước hoặc dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm,... để cân bằng điều kiện không khí trong phòng.

tre-bi-sot-co-nen-nam-dieu-hoa-3
Vệ sinh kỹ điều hòa để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh trong đó

3.6. Một số lưu ý quan trọng khác

Ngoài việc chú ý tới cách sử dụng điều hòa, cha mẹ cũng cần để ý tới sức khỏe của bé và thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé để giữ độ ẩm cần thiết cho cơ thể, tránh khô mũi.
  • Cho con uống nhiều nước. Với trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
  • Khi trẻ ngủ, cha mẹ nên đắp cho bé một tấm chăn mỏng, che kín vùng bụng để tránh tình trạng lỗ chân lông giãn nở nhiều dẫn tới cảm lạnh.
  • Cho bé ăn những loại thức ăn mát, có tác dụng giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng như nước cam, nước chanh.
  • Cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ làm từ vải cotton.
  • Thay tã ướt thường xuyên, kịp thời để tránh lạnh cho bé.
  • Nên bật quạt thông gió cho phòng khi sử dụng điều hòa.
  • Nên cho trẻ ra ngoài trời vào buổi sáng sớm (6 – 7h sáng), khi nắng chưa gắt để trẻ tắm nắng, hít thở không khí trong lành tối thiểu 15 phút mỗi ngày.
  • Không quá lạm dụng điều hòa, chỉ nên bật khi thời tiết oi bức.
  • Khi trẻ đi ngoài trời nóng về, cần lau sạch mồ hôi, nghỉ tối thiểu 3 phút trước khi vào phòng điều hòa.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

346.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan