Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Lê Phước Thu Thảo - Bác sĩ xạ trị - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xạ trị ung thư có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân, trong đó có tình trạng suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

1. Phương pháp xạ trị ung thư là gì?

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình xạ trị ung thư, các tia Gamma, tia X, Proton hoặc chùm tia điện tử sẽ được chiếu vào vị trí khối u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó, biện pháp điều trị bằng dược chất phóng xạ cũng có thể được áp dụng: Đối với phương pháp xạ trị này, các chất phóng xạ sẽ được đưa đến khối u thông qua đường máu.

Hiện nay, xạ trị thường được tiến hành riêng lẻ hoặc phối hợp cùng một số phương pháp điều trị ung thư khác như hoá trị, phẫu thuật hoặc liệu pháp hormone. Kết hợp xạ trị với những liệu pháp khác sẽ tăng hiệu quả điều trị ung thư.

Xạ trị có nhiều loại khác nhau, bao gồm:

  • Xạ trị áp sát
  • Xạ trị ngoài
  • Xạ trị đường uống hoặc tiêm các loại thuốc có chứa chất đồng vị phóng xạ.

Nhìn chung, xạ trị ung thư có khả năng đẩy lùi nhiều loại ung thư khác nhau, nhất là ở giai đoạn u vẫn còn ở trạng thái khu trú có thể thực hiện xạ trị được đủ liều và an toàn cho mô lành lân cận. Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, việc kết hợp các mô thức vào điều trị giúp tăng hiệu quả điều trị, đồng thời giảm tác dụng phụ của từng mô thức nếu dùng đơn độc. Vì vậy, xạ trị thường được chỉ định điều trị trong phác đồ điều trị kết hợp đa mô thức. Có nhiều cách để kết hợp xạ trị với các mô thức điều trị khác ví dụ xạ trị bổ túc sau mổ và hóa trị đối với ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng hoặc một số ung thư vùng đầu cổ. Xạ trị cũng có thể phối hợp với hóa trị như là liệu pháp điều trị triệt để đối với ung thư vùng đầu cổ như ung thư thanh quản, ung thư amidan, ung thư vòm hầu, ung thư phổi ở giai đoạn không mổ được, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung. Một số trường hợp, xạ trị có thể thực hiện trước mổ gọi là điều trị tân hỗ trợ để tạo thuận lợi cho cuộc mổ sau đó như xạ trị trước mổ ung thư trực tràng, ung thư thực quản, ung thư phổi.

2. Những yếu tố cần cân nhắc trong quá trình xạ trị ung thư

Dưới đây là 1 số yếu tố quan trọng mà bệnh nhân cần biết trước khi bước vào quá trình xạ trị:

  • Thời gian xạ trị
  • Phân liều xạ trị
  • Thể tích đích
  • Mô lành ở gần hoặc trong trường chiếu xạ
  • Kĩ thuật xạ trị

Theo khuyến cáo của chuyên gia, kế hoạch xạ trị sẽ được xây dựng sao cho tương thích với diễn tiến tự nhiên của bệnh ung thư. Điều này giúp mang lại hiệu quả tiêu diệt khối u tối ưu, đồng thời hạn chế những tác động của tia bức xạ lên những tổ chức mô lành.

3. Những tác dụng phụ khi xạ trị ung thư

3.1. Xạ trị ung thư gây rụng tóc

Một tác dụng phụ phổ biến khác của xạ trị ung thư là rụng tóc và lông tại vùng được chiếu tia xạ có thể bị rụng, nhưng sẽ sớm mọc lại sau khi xạ trị kết thúc.

Tóc sau khi mọc trở lại thường yếu và mỏng hơn so với trước đây. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về cách khắc phục rụng tóc sau xạ trị để tâm lý không bị ảnh hưởng.

3.2. Các vấn đề về da

Không chỉ khiến hệ miễn dịch suy yếu, xạ trị cũng có nguy cơ dẫn đến một số vấn đề về da, chẳng hạn như mẫn cảm, đỏ, nổi mụn nước, sưng, rám hoặc cháy nắng. Sau vài tuần xạ trị, vùng da nhận bức xạ có thể trở nên nứt nẻ, khô rát, bong tróc hoặc ngứa. Đây là tình trạng viêm da do xạ trị, khi có các vấn đề này, bạn hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục hoặc giảm nhẹ sự kích ứng, khó chịu và nhiễm trùng da.

Nhìn chung, các vấn đề về da sẽ giảm dần và tự biến mất sau khi điều trị kết thúc. Tuy vậy, ở một số người, da có thể sạm và nhạy cảm hơn trước. Để phòng ngừa các tác dụng trên da do xạ trị, có thể thực hiện theo một số khuyến cáo dưới đây:

  • Tránh mặc quần áo bó sát cơ thể hoặc được làm từ chất liệu thô cứng. Tốt nhất, nên mặc đồ thoáng mát, rộng rãi và được làm từ vải mềm.
  • Tuyệt đối không gãi, chà xát, cọ hoặc dùng băng dính lên vùng da nhận tia xạ. Trong trường hợp phải che vùng da này, có thể dùng băng gạc chuyên dụng hoặc băng giấy theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tránh chườm lạnh hoặc nóng lên vùng da xạ trị khi chưa được bác sĩ đồng ý.
  • Luôn bảo vệ vùng da nhạy cảm sau xạ trị khỏi tia UV của ánh nắng mặt trời. Tốt nhất, nên mặc quần áo có khả năng chống tia cực tím hoặc tối màu đi ra ngoài hoặc sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp.
  • Khi vệ sinh vùng da xạ trị, chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ hoặc nước ấm, chú ý không xoá mất các dấu mực đánh mốc khi xạ trị.
  • Trước khi cạo lông hoặc râu vùng điều trị, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

3.3. Xạ trị ung thư có thể gây mệt mỏi

Nhiều bệnh nhân sẽ mệt mỏi sau khi xạ trị ung thư vài tuần xạ trị do tia bức xạ đã phá huỷ cả các tế bào lành bên cạnh tế bào ung thư. Khi tiếp tục xạ trị, mức độ mệt mỏi sẽ tăng lên, cùng với những lo lắng về bệnh tật. Các triệu chứng mệt mỏi do xạ trị thường không cải thiện ngay, dù bạn nghỉ ngơi. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, sau khi kết thúc quá trình điều trị, mệt mỏi sẽ thuyên giảm dần.

Mức độ mệt mỏi do xạ trị ung thư thường được đo từ thang điểm 0 – 10, tương ứng với không – nhẹ - trung bình – nghiêm trọng. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau đây, hãy báo cho bác sĩ ngay để sớm có cách khắc phục:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi mà không đỡ, cơn mệt mỏi có xu hướng nặng hơn mỗi khi tái phát, gây đảo lộn thói quen hàng ngày. .
  • Dễ bị nhầm lẫn hoặc khó tập trung suy nghĩ.
  • Ngủ li bì hơn 24h.

3.4. Viêm niêm mạc (miệng, đường tiêu hóa, hô hấp)

Tùy theo vùng chiếu xạ, xạ trị có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc của đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Bệnh nhân bị xạ trị vùng đầu cổ có thể bị lở miệng, gây nuốt đau, nuốt khó và ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.

Bệnh nhân xạ trị vùng ngực hoặc trung thất có nguy cơ bị viêm thực quản do xạ trị, cũng gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân. Những bệnh nhân xạ trị vùng chậu có thể có nguy cơ bị viêm niêm mạc trực tràng hoặc ruột non, gây đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, tiêu khó, đau, hoặc viêm niêm mạc của bàng quang gây tiểu đau, gắt buốt, tiểu máu.

4. Sử dụng hoạt chất sinh học Oncolysin giúp tăng cường miễn dịch sau xạ trị

Hiện nay, nhiều người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất chính Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan) giúp phá vỡ lớp vỏ ngụy trang bao quanh tế bào ung thư, để hệ miễn dịch tìm được đường vào và tấn công tế bào ung thư một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn kết hợp các thảo dược quý khác như cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, cao bán biên liên, cao củ sả và KI có tác dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của xạ trị, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

5. Cải thiện suy giảm hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt

Suy giảm miễn dịch là điều khó tránh khi điều trị ung thư bằng xạ trị. Tuy nhiên, có một số phương pháp giúp cải thiện hệ miễn dịch trong suốt quá trình xạ trị ung thư:

  • Chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng, bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt giàu vitamin E,... Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm chứa chất xơ, tinh bột, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất để đẩy lùi, hạn chế sự xâm lấn của những tế bào ung thư.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, nên vận động nhẹ nhàng, tránh các bài tập quá sức.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, cởi mở, vui vẻ và nghỉ ngơi đầy đủ để sức khỏe tinh thần và thể chất được cải thiện.
  • Uống đủ nước giúp thúc đẩy sự sản sinh các tế bào máu, từ đó tăng hàng rào bảo vệ sức khỏe cho người bệnh trước những tác nhân gây hại.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan