Gemcitabine trong điều trị ung thư buồng trứng tái phát

Do các triệu chứng không rõ ràng nên phần lớn các ca ung thư buồng trứng ở Việt nam vẫn được phát hiện muộn, dễ tái phát. Khi ung thư buồng trứng tái phát, bệnh nhân sẽ được điều trị như thế nào?

Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tại Việt Nam, năm 2020 có 1.404 ca mới mắc và có đến 923 ca tử vong. 90% ca Ung thư buồng trứng xuất phát từ biểu mô buồng trứng, 10% còn lại loại tế bào mầm, dây sinh dục hoặc bệnh lý ác tính di căn đến buồng trứng.. Bài viết này sẽ tập trung đề cập đến ung thư buồng trứng biểu mô – loại ung thư vú phổ biến nhất- và gọi tắt là ung thư buồng trứng.

1. Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư buồng trứng. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng ở người phụ nữ:

  • Chưa sinh con hoặc trì hoãn việc sinh con
  • Có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn
  • Tiền sử gia đình có mẹ, chị em ruột bị ung thư buồng trứng hay có mang đột biến gen BRCA.

2. Triệu chứng ung thư buồng trứng

Trong giai đoạn đầu bệnh nhân ung thư buồng trứng gần như không có triệu chứng, đôi khi chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát, qua siêu âm bụng bệnh nhân mới biết mình có một khối bướu ở buồng trứng.

Ngay cả ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn, các triệu chứng cũng không điển hình. Bệnh nhân thường sẽ thấy khó tiêu, đầy bụng, đau lưng, đau vùng chậu, báng bụng... Do đó ung thư buồng trứng thường được phát hiện ở giai đoạn trễ.

Lúc này, điều trị chủ yếu là phẫu thuật giảm kích thước u và hóa trị hỗ trợ với phác đồ chuẩn paclitaxel và carboplatin. Đáng chú ý là có đến 70% bệnh nhân giai đoạn trễ sẽ tái phát trong vòng 3 năm. Thời gian sống không bệnh sau điều trị ban đầu khoảng 10-18 tháng.

3. Điều trị ung thư buồng trứng tái phát như thế nào?

Khi tái phát, dựa vào thời gian kể từ lúc kết thúc hóa trị cho đến khi tái phát, bệnh nhân sẽ được xếp vào hai nhóm với các phác đồ điều trị khác nhau.

  • Nhóm còn nhạy platinum đối với trường hợp tái phát sau 6 tháng
  • Nhóm kháng platinum nếu tái phát trước 6 tháng

Việc xếp loại này rất quan trọng, góp phần tiên lượng và quyết định lựa chọn phác đồ điều trị tiếp theo.

3.1. Nhóm tái phát nhạy platinum

Bệnh nhân có thể sử dụng lại phác đồ ban đầu là phối hợp paclitaxel và carboplatin. Tuy nhiên paclitaxel thường làm cho bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ trên thần kinh ngoại vi như tê tay chân, trường hợp nặng có thể hạn chế cả việc cầm nắm dẫn đến việc không thể tiếp tục sử dụng paclitaxel cho bệnh nhân. Vì thế, nhiều loại thuốc, nhiều loại phác đồ đã được nghiên cứu trong đó có các phác đồ có gemcitabine(3).

Gemcitabine là thuốc có tác dụng rộng trên nhiều loại ung thư đặc như ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư vú. Tính đến năn 2004, Gemcitabine đã trải qua 10 năm nghiên cứu trong điều trị ung thư buồng trứng. Dựa vào các kết quả nghiên cứu này, FDA đã công nhận phác đồ kết hợp gemcitabine và carboplatin đối với bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát nhạy platinum.

3.2.Nhóm ung thư buồng trứng tái phát kháng platinum

Bệnh nhân thường được điều trị đơn chất paclitaxel (hóa trị hàng tuần), pegylated liposomal doxorubicin (PLD) hay gemcitabine.

Tóm lại, gemcitabine cho thấy có tác dụng trên cả bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát nhaỵ platinum và kháng platinum. Gemcitabine ức chế sửa chữa DNA, tạo hiệu ứng hiệp đồng khi kết hợp với platinum. Phối hợp gemcitabine - carboplatin thường được sử dụng trong ung thư buồng trứng tái phát nhạy platinum còn tác dụng phụ trên thần kinh ngoại biên hoặc bệnh nhân không dung nạp hoặc từ chối sử dụng lại paclitaxel. Có thể kết hơp bevacizumab vào phác đồ gemcitabine-carboplatin hay gemcitabine đơn chất để làm tăng tỉ lệ sống còn không bệnh tiến triển. Gemcitabine có ưu điểm là ít gây rụng tóc.

Tại Việt Nam, hiện nay gemcitabine đã được đưa vào phác đồ của Bộ y tế trong đều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát cả nhạy và không nhạy platinum.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết của BS CKII Hoàng Thị Anh Thư - Khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Bài viết nằm trong chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng theo theo chương trình hợp tác giữa Hệ thống Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec và Công ty TNHH Dược phẩm Gigamed.

Tài liệu tham khảo

  1. The Global Cancer Observatory - March, 2021. Kurman RJ, Carcangiu ML, Herrington CS, et al. WHO classification of tumours of female reproductive organs.
  2. Matulonis et al., Ovarian cancer, PMC 2020 June 12Fadi AbuShahin & Peter G Rose, Role of gemcitabine in the treatment of ovarian cancer Future Medicine Ltd ISSN 1745-5057
  3. T. Berg et al., Gemcitabine for recurrent ovarian cancer - a systematic review and meta-analysis, Gynecologic Oncology, https://doi.org/10.1016/j.ygyno.2019.09.026
  4. Du Bois A, Luck HJ, Pfisterer J et al.: Second-line carboplatin and gemcitabine in platinum sensitive ovarian cancer--a dose finding study by the Arbeitsgemeinschaft Gynakologische Onkologie (AGO) Ovarian Cancer Study Group. Ann. Oncol. 12(8), 1115–1120 (2001).
  5. Garcia AA, O’Meara A, Bahador A et al.: Phase II study of gemcitabine and weekly paclitaxel in recurrent platinum-resistant ovarian cancer. Gynecol. Oncol. 93(2), 493–498 (2004)
  6. M Harries, A phase II feasibility study of carboplatin followed by sequential weekly paclitaxel and gemcitabine as first-line treatment for ovarian cancer. British Journal of Cancer (2004) 91, 627 – 632.
  7. Pfisterer J, Plante M, Vergote I et al.: Gemcitabine plus carboplatin compared with carboplatin in patients with platinum sensitive recurrent ovarian cancer: an intergroup trial of the AGO-OVAR, the NCIC CTG, and the EORTC GCG. J. Clin. Oncol. 24(29), 4699–4707 (2006).
  8. C. Aghajanian, B. Goff, L.R. Nycum, et al., Final overall survival and safety analysis of OCEANS, a phase 3 trial of chemotherapy with or without bevacizumab in patients with platinum-sensitive recurrent ovarian cancer, Gynecol. Oncol. 139 (2015) 10e16, https://doi.org/10.1016/ j.ygyno.2015.08.004.
  9. G. Ferrandina, M. Ludovisi, D. Lorusso, et al., Phase III trial of gemcitabine compared with pegylated liposomal doxorubicin in progressive or recurrent ovarian cancer, J. Clin. Oncol. 26 (2008) 890e896, https://doi.org/10.1200/ JCO.2007.13.6606.
  10. .G. Mutch, M. Orlando, T. Goss, et al., Randomized phase III trial of gemcitabine compared with pegylated liposomal doxorubicin in patients with platinum-resistant ovarian cancer, J. Clin. Oncol. 25 (2007) 2811e2818, https://doi.org/10.1200/JCO.2006.09.6735
  11. Fadi AbuShahin & Peter G Rose, Role of gemcitabine in the treatment of ovarian cancer Future Medicine Ltd ISSN 1745-5057
  12. Pfisterer J, Plante M, Vergote I et al.: Gemcitabine plus carboplatin compared with carboplatin in patients with platinum sensitive recurrent ovarian cancer: an intergroup trial of the AGO-OVAR, the NCIC CTG, and the EORTC GCG. J. Clin. Oncol. 24(29), 4699–4707 (2006).
  13. Nagao et al., A phase II study of the combination chemotherapy of bevacizumab and gemcitabine in women with platinumresistant recurrent epithelial ovarian, primary peritoneal, or fallopian tube cancer Journal of Ovarian Research (2020) 13:14.
  14. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư – NXB Y học 2020
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

102 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan