Hướng dẫn nhận biết sớm, tầm soát và cách chăm sóc người bệnh phù mạch di truyền

Phù mạch di truyền được biết đến với các chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra các đợt tái phát sưng tấy, hoặc phù cục nội bộ tại các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh phù mạch di truyền trên thế giới được ước tính khoảng 1: 50.000 người. Ở Việt Nam mặc dù chỉ có khoảng 50 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh, nhưng hầu hết bệnh nhân đều chưa được điều trị dứt điểm.

1. Phù mạch di truyền và tình trạng mắc phải

Phù mạch - một phản ứng tương tự phản ứng của mày đay, và được đặc trưng bởi sự sưng nề của da và niêm mạc diễn ra trong một thời gian ngắn. Các phần của cơ thể đều có thể bị phù mạch; vị trí hay gặp nhất là môi và mắt. Trường hợp bệnh nặng có thể phù đường hô hấp và đường tiêu hoá. Phù mạch và mày đay thường khá giống nhau và có thể tồn tại cùng nhau, chồng lên nhau. Tuy nhiên, mày đay thường phổ biến, triệu chứng bệnh nhẹ hơn so với phù mạch vì mày đay xảy ra ở lớp của da còn phù mạch thì tác động vào mô dưới da.

Phù mạch di truyền do thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng ức chế C1- protein điều hoà con đường hoạt hoá bổ thể cổ điển. Hoặc do kết quả của rối loạn chức năng làm tăng mức độ bradykinin.

Bệnh phù mạch di truyền có 2 loại chính bao gồm:

Loại 1 (80 - 85 %) được đặc trưng bởi thiếu chất ức chế C1

Loại 2 (15 - 20%) được đặc trưng bởi rối loạn chức năng chất ức chế C1.

Loại 3 (hiếm gặp) đặc trưng bởi số lượng và chức năng chất ức chế C1 bình thường, tần suất của loại phù di truyền này không rõ, loại này xảy ra chủ yếu ở phụ nữ.

Trong phù mạch di truyền, di truyền tính trội được biểu hiện lâm sàng thường trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên.

Thiếu hụt chất ức chế C1 thường xảy ra khi:

  • Bổ thể được tiêu thụ trong rối loạn tế bào ung thư, chẳng hạn như u lympho tế bào B hoặc rối loạn phức hợp miễn dịch.
  • Tự kháng thể ức chế C1 được sản xuất ra ở bệnh nhân bị bệnh đơn dòng gamaglobulin
  • Tự kháng thể ức chế C1 hiếm được sản xuất ra ở trong các chứng tự miễn dịch như viêm da, SLE...

Các biểu hiện lâm sàng của thiếu hụt ức chế C1 thường xảy ra ở độ tuổi lớn, khi người bệnh có nhiều rối loạn liên quan.

Các yếu tố khởi phát phù mạch di truyền do di truyền và kịch phát có thể xuất phát từ chấn thương nhẹ chẳng hạn như chấn thương nha khoa, khuyên lưỡi... các bệnh do virus, hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai...Hơn nữa phù mạch có thể nặng hơn nếu căng thẳng tinh thần.

Phù mạch cấp tính có thể xảy ra cùng với phản ứng mày đay trong vòng 1 -2 h sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Nguyên nhân chính của tình trạng này do dị ứng thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm gây dị ứng cao như lạc, hải sản, sữa, trứng... Hoặc có thể do thuốc không theo cơ chế dị ứng như thuốc ức chế men chuyển,....

2. Phù mạch di truyền và bradykinin

Kinin là những peptide có trong lượng phân tử thấp, tham gia vào quá trình viêm. Do những peptide này có khả năng hoạt hoá tế bào nội môi dẫn đến giãn mạch, đồng thời tăng tính thấm thành mạch và sản xuất ra các nitric oxide cùng với huy động các acid arachidonic. Bên cạnh đó, kinin cũng kích thích đầu mút thần kinh cảm giác gây rát. Các triệu chứng phù kinin thường xuất hiện dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, và đau. Bradykinin thuộc nhóm chất đặc trưng nhất trong các chất hoạt hóa mạch máu và gây ra bệnh phù mạch mạch máu.

Tổng hợp Bradykinin có 2 con đường:

Với con đường tổng hợp đơn giản hơn, chỉ có 2 thành phần tham gia đó là enzyme kallikrein của mô và một thành phần kininogen có trọng lượng phân tử thấp. Kallikrein được tiết ra nhiều bởi các tế bào trong cơ thể, nhưng chỉ có một vài cơ quan sản xuất ra lượng kallikrein lớn như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến tụy, cơ quan thận, phổi, ruột và não.

Với con đường tổng hợp phức tạp, một trong các thành phần hoạt hoá con đường liên quan đến đường đông máu nội sinh. Yếu tố XII và protein khởi động gắn trên bề mặt các đại phân tử đã bị biến đổi và tự hoạt hoá để hình thành nên yếu tố XIIa. Chất nền plasma cho yếu tố XI và XIIa là prekallikrein, được tuần hoàn dưới dạng phức hợp với kininogen trọng lượng phân tử cao. Những phức hợp này sẽ được gắn vào các bề mặt và vị trí đầu tiên và vị trí chủ yếu ở trên hai domain của kininogen trọng lượng phân tử cao.

3. Triệu chứng nhận biết sớm phù mạch di truyền

Triệu chứng và dấu hiệu của chứng phù mạch di truyền cũng tương tự như triệu chứng phù mạch bradykinin khác. Dấu hiệu nhận biết là sưng tấy không cân đối kèm theo đau nhẹ thường liên quan đến các vị trí như mặt, môi hoặc lưỡi. Hơn nữa, sưng cũng có thể thấy ở mặt sau của bàn tay hoặc bàn chân và bộ phận sinh dục.

Đường tiêu hoá cũng thường liên quan đến triệu chứng phù mạch di truyền. Vì vậy với những biểu hiện như tắc nghẽn đường tiêu hoá, nôn, hoặc buồn nôn có thể gợi ý dấu hiệu của bệnh phù mạch di truyền.

Triệu chứng ngứa, mày đay hoặc co thắt phế quản có thể co phù thanh quản gây đau đớn và thậm chí tử vong.

4. Chẩn đoán tầm soát phù mạch di truyền

Cần ffo lượng mức bổ thể được thực hiện với đo nồng độ chất ức chế C4, C1, và C1q. Chỉ số này giúp xác nhận tình trạng phù mạch di truyền loại 1 và loại 2 hoặc thiếu chất ức chế C1 được xác nhận thông qua nồng độ C4 thấp hoặc giảm chức năng ức chế C1.

Ngoài ra, phù mạch di truyền loại 1 còn có thể phát hiện thông qua chỉ số nồng độ chất ức chế C1 thấp và mức C1q bình thường. Phù mạch di truyền loại 2 phát hiện qua nồng độ chất ức chế C1 bình thường hoặc tăng và mức C1q bình thường. Phù mạch di truyền loại 3 có thể đo nồng độ ức chế C1 và C4 bình thường.

Hiện nay tại Việt Nam, Hội Hen Dị ứng Miễn dịch lâm sàng TPHCM đã triển khai chương trình miễn phí xét nghiệm dành cho bệnh nhân nghi ngờ mắc phù mạch di truyền nhằm giúp nâng cao tỉ lệ chẩn đoán phù mạch di truyền trong cộng đồng. Chương trình này được tài trợ bởi công ty Takeda.

5. Điều trị và chăm sóc dự phòng phù mạch di truyền

Đối với các đợt phù mạch di truyền cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng chất ức chế C1, ecallantide hoặc chất ức chế thụ thể bradykinin (Icatibant). Trường hợp không có thuốc nào trong số các loại kể trên thì có thể sử dụng huyết tương tươi đông lạnh hoặc acid tranexamic - có sẵn tái tổ hợp các chất ức chế C1.

Trường hợp đường hô hấp bị ảnh hưởng, bác sĩ cần đảm bảo đường thở được ưu tiên trước nhất. Epinephrine có thể giải quyết tạm thời các đợt cấp tính do phù mạch di truyền ở đường thở. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc này không đủ và chỉ mang tính chất tạm thời. Thêm vào đó, bệnh nhân nên được đặt nội khí quản. Trường hợp này sử dụng corticosteroid và thuốc kháng histamin sẽ không có hiệu quả.

Có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau, giảm nôn và truyền dịch để làm giảm các triệu chứng của phù mạch di truyền.

Chăm sóc dự phòng cho bệnh nhân mắc phù mạch di truyền:

  • Dự phòng dài hạn theo khuyến cáo nên sử dụng chất ức chế C1, chất ức chế kallikarein huyết tương (lanadelumab). Tại Việt Nam, thường sử dụng androgens giảm hoạt tính để kích thích tổng hợp các chất ức chế C1 tại gan. Tuy nhiên, cách này cũng gây nhiều tác dụng phụ trên hệ sinh sản.
  • Dự phòng ngắn hạn được chỉ với các trường hợp làm các thủ thuật có nguy cơ cao như thủ thuật nha khoa, đường thở... Nếu thuốc ức chế C1 không có sẵn để điều trị cấp, có thể sử dụng androgens giảm hoạt 5 ngày trước khi thực hiện các thủ thuật. Nếu có chất ức chế C1 thì có thể sử dụng 1h trước thủ thuật nguy cơ cao sẽ tốt hơn so với sử dụng androgens giảm hoạt dự phòng ngắn hạn.

Bệnh nhân có tiền sử gia đình và tình trạng phù tái diễn không rõ nguyên nhân cần liên hệ sớm với các bác sĩ chuyên khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng, da liễu.. để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời bệnh lý phù mạch di truyền.

Tài liệu được hỗ trợ bởi công ty Takeda.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan