Hướng dẫn trực quan về ung thư xương

Ung thư xương tủy là bệnh hiếm gặp trong tất cả các loại ung thư. Ung thư xương thường tiến triển từ từ nên người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn.

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương khối u hình thành trong xương, thường bắt đầu ở những xương dài trong cơ thể như xương ở cánh tay hoặc chân. Ung thư xương phát triển tiêu diệt các tế bào xương bình thường và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư xương thường thấy ở trẻ em và thanh niên.

2. Các loại ung thư xương

Ung thư xương dạng Osteosarcoma gặp ở người từ 10 đến 30 tuổi, xuất hiện đầu tiên ở cánh tay, chân hoặc xương chậu. Ewing sarcoma xảy ra ở trẻ em và thanh niên, bắt đầu ở cánh tay, ngực, chân, xương chậu và cột sống. Người trên 40 tuổi có khả năng bị chondrosarcoma, xảy ra ở tay, chân hoặc xương chậu. Các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu bắt đầu trong tủy xương không được xem là ung thư xương.

bệnh ung thư xương
Bệnh ung thư xương có thể xảy ra ở một số vị trí xương khác nhau

3. Các loại ung thư xương hiếm gặp

Các bệnh ung thư xương hiếm gặp thường thấy ở người lớn như khối u tế bào khổng lồ - thường xảy ra xung quanh đầu gối ở người trẻ tuổi - và u màng đệm, thường bắt đầu ở đáy hộp sọ hoặc xương cụt. Fibrosarcoma đôi khi được thấy ở người lớn tuổi sau khi xạ trị bệnh ung thư khác, thường gặp ở đầu gối, hông và hàm.

4. Yếu tố tăng nguy cơ ung thư xương?

Khả năng ung thư tủy xương cao hơn nếu mắc chứng rối loạn xương là bệnh Paget. Khi điều trị ung thư khác bằng xạ trị liều cao và một số loại thuốc cũng tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em và thanh niên có xương vẫn đang phát triển. Nhưng với chondrosarcoma thì ngược lại, nguy cơ mắc với tuổi càng cao.

5. Tình trạng sức khỏe

Nguy cơ mắc ung thư xương cao hơn nếu bạn có vấn đề về gen. Vấn đề về gen gây nên u nguyên bào võng mạc di truyền, hội chứng Li-Fraumeni và hội chứng Rothmund-Thomson. Những đứa trẻ sinh ra bị thoát vị rốn có nhiều khả năng bị sarcoma Ewing hơn.

6. Triệu chứng đau

Đau là dấu hiệu ban đầu phổ biến nhất. Đau có thể bắt đầu từ từ hoặc đau nhức dữ dội. Ngoài ung thư xương, đau có thể do viêm khớp. Khám với bác sĩ chuyên khoa để biết được nguyên nhân gây đau.

bệnh ung thư xương
Khi xuất hiện đau nên đến gặp bác sĩ để được tìm nguyên nhân gây bệnh ung thư xương

7. Triệu chứng khác:

Một số triệu chứng khác gồm:

  • Gãy xương (khối u có thể làm cho xương yếu đi và dễ gãy hơn)
  • Một khối u trên xương
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Sưng và tấy đỏ trên xương
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không có lý do

8. Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang để đánh giá và kiểm tra xương, gồm:

  • Chụp cắt lớp xương: Bác sĩ đặt một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch ở cánh tay, sau đó sử dụng một máy ảnh đặc biệt để chụp ảnh xương.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Các tia X được chụp từ các góc độ khác nhau được ghép lại với nhau để cho biết kích thước và hình dạng của khối u và tình trạng lây lan.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nam châm mạnh và sóng vô tuyến được sử dụng để hiển thị giới hạn khối u.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): Tạo hình bằng ảnh màu 3D để kiểm tra cơ thể có bị ung thư hay không.
bệnh ung thư xương
Một số xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh ung thư xương

9. Sinh thiết

Bác sĩ của bạn sẽ lấy ra một phần nhỏ của khối u - bằng phẫu thuật hoặc bằng kim - để nhận biết ung thư xương. Sinh thiết là cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị ung thư xương hay không.

10. Giai đoạn

Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ xác định giai đoạn ung thư để đưa ra kế hoạch điều trị:

Giai đoạn I: chưa lây lan ra ngoài xương và các tế bào ung thư không phát triển quá nhanh.

Giai đoạn II: chưa lây lan, nhưng các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng.

Giai đoạn III: ở ít nhất hai vị trí trên cùng một xương.

Giai đoạn IV: đã lan ra ngoài xương.

11. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định dựa trên kích thước, giai đoạn và loại khối u và sức khỏe toàn thân. Phẫu thuật để loại bỏ khối u là bước đầu tiên phổ biến nhất. Để thay thế bất kỳ xương nào phải lấy ra cùng với khối u, bác sĩ có thể sử dụng xương từ bộ phận khác của cơ thể hoặc từ ngân hàng xương, hoặc cấy ghép kim loại.

12. Điều trị: Hóa trị và xạ trị

Sự kết hợp của các loại thuốc mạnh (hóa trị) và chùm tia X năng lượng cao (xạ trị) đôi khi được sử dụng cùng với phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị giúp thu nhỏ khối u trước đó hoặc tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau đó. Thuốc hóa trị sẽ di chuyển khắp cơ thể, vì vậy bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc nếu ung thư đã lan ra ngoài xương. Bác sĩ đề nghị xạ trị nếu không thể phẫu thuật hoặc giúp giảm đau trong ung thư giai đoạn muộn.

13. Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery)

Trong loại phẫu thuật này, bác sĩ đặt một đầu dò chứa đầy nitơ lỏng ngay bên cạnh khối u. Đầu dò tạo ra một quả bóng nước đá làm đóng băng và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị ung thư xương không phát triển nhanh chóng.

14. Chăm sóc hậu phẫu

Ung thư xương có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể bạn, bao gồm cả các xương khác, hoặc trở lại vị trí cũ. Vì vậy, bạn sẽ phải tái khám định kỳ với bác sĩ để thực hiện xét nghiệm máu và chụp X-quang. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị và vị trí ung thư, bạn cũng có thể cần vật lý trị liệu để làm cho các bộ phận của cơ thể khỏe hơn và thực hiện chức năng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

92 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan