Kiểm soát mệt mỏi do ung thư vú

Mệt mỏi là một biểu hiện phổ biến của nhiều bệnh, trong đó có những người mắc bệnh ung thư vú. Triệu chứng này khiến cho bệnh nhân không muốn làm việc hay thậm chí cả hoạt động vui chơi, lâu dần nó cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể.

1. Nguyên nhân gây mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú

Ung thư vú hậu quả có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như chán ăn, mệt mỏi, sút cân, loãng xương...Trong đó, mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của ung thư vú và đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của điều trị ung thư vú. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho rằng có khoảng 62 đến 85% những người đang điều trị ung thư cho biết họ bị mệt mỏi do ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ khi bị ung thư vú có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi trong 6 tháng đầu tiên sau khi họ được chẩn đoán, bởi vì khi đó việc điều trị thường căng thẳng nhất. Nhưng tình trạng mệt mỏi thường có thể kéo dài nhiều tháng sau khi điều trị. Dấu hiệu mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú bao gồm:

  • Những người bị mệt mỏi thường cảm thấy sự mệt mỏi không cảm thấy thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Loại mệt mỏi này thường có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Người bệnh cảm thấy thiếu năng lượng, cần ngủ nhiều hơn.
  • Giảm ham muốn tình dục, không có khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày.
  • Cảm thấy mệt mỏi ngay cả sau khi ngủ và khó suy nghĩ hoặc tập trung, khó tìm từ khi nói chuyện.

Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ung thư gây mệt mỏi là các phương pháp điều trị ung thư vú và bản thân ung thư vú, chẳng hạn như hóa trị và liệu pháp nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm khắp cơ thể cũng như các tác dụng phụ khác, tất cả điều này đều có thể góp phần gây ra mệt mỏi.

2. Cách kiểm soát mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú

Khi bị ung thư gây mệt mỏi việc điều trị có thể gặp khó khăn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có kế hoạch giải quyết sự mệt mỏi. Những lời khuyên sau đây có thể giúp kiểm soát tốt mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú:

2.1. Tham gia các bài tập thể dục

Tập thể dục có thể là điều rất khó khăn trong suy nghĩ của bạn khi bạn đã cảm thấy kiệt sức. Những hoạt động thể chất là một trong những cách tốt để thúc đẩy tâm trạng thoải mái hơn và giúp làm giảm mệt mỏi theo thời gian.

Các hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nên bắt đầu một cách chậm và tăng cường hoạt động theo thời gian. Mục tiêu là tập thể dục tăng dần cho đến khi bạn đạt được ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần.

Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra việc tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện đáng kể tình trạng mệt mỏi do ung thư. Cũng trong một nghiên cứu nhỏ khác xác định tình trạng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư vú, những phụ nữ gặp tình trạng này được cho trải qua một chương trình phục hồi chức năng bằng việc tập thể dục kéo dài 4 tuần và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ mệt mỏi bệnh nhân này giảm đáng kể sau khi chương trình kết thúc.

Bạn có thể tập từ những bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc tập yoga...

2.2. Kết nối với cộng đồng để nhận được hỗ trợ khi cần

Căng thẳng và lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình có thể góp phần gây ra mệt mỏi. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng là điều cần thiết trong việc quản lý sức khỏe tinh thần, cho phép bạn có thể được trao đổi thông tin với những người đang trải qua điều tương tự với mình. Việc nói chuyện với cộng đồng, giúp bạn có suy nghĩ tích cực hơn, giảm thiểu căng thẳng và lo lắng. Từ đó giúp giảm tình trạng mệt mỏi.

2.3. Chia nhỏ các việc để làm

Giải quyết tất cả cùng lúc một việc cần bạn vận động nhiều cùng một lúc có thể hơn khó khăn khi bạn cảm thấy mệt mỏi Thay vào đó, bạn hãy cố gắng chia các công việc đó thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn, dễ thực hiện hơn. Ví dụ như như dọn dẹp nhà hay nấu ăn. Việc chia nhỏ việc có thể giúp bạn kiểm soát bản thân tốt hơn, từ đó giúp năng lượng của bạn kéo dài suốt cả ngày.

2.4. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị của y học cổ truyền, đã được sử dụng trong việc điều trị từ hàng nghìn năm. Các bác sĩ y học cổ truyền châm cứu sử dụng những chiếc kim nhỏ để kích thích huyệt và nó thường trùng với các vùng có nhiều dây thần kinh trên bề mặt da. Nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể giúp chữa một số triệu chứng liên quan đến ung thư, bao gồm mệt mỏi, đau, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và buồn nôn.

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước để đảm bảo rằng châm cứu là an toàn cho bạn và đảm bảo chỉ thực hiện việc này bởi một chuyên gia châm cứu được chứng nhận và được cấp phép.

2.5. Phương pháp thư giãn

Các kỹ thuật thư giãn bao gồm yoga và thiền là những phương pháp thực hành giúp hướng sự chú ý tới những điều đang diễn ra ở hiện tại. Những cách này có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình, trở nên ít phản ứng với các tình huống căng thẳng.

Trong một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị ung thư vú tham gia vào các can thiệp giảm căng thẳng dựa vào việc thư giãn đã báo cáo giảm mệt mỏi. Họ cũng giảm được chứng trầm cảm và căng thẳng trong thời gian ngắn.

Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tại phòng tập thể dục. Hãy nhớ tìm các lớp yoga nhẹ nhàng, tốt hơn là các bài tập nâng cao hơn. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều video yoga trực tuyến hoặc thông qua các ứng dụng khác nhau, để thực hiện tập tại nhà.

Cũng như yoga bạn cũng có thể thực hiện tại nhà hoặc thông qua hướng dẫn.

  • Quản lý các tác dụng phụ khác trong quá trình điều trị: Các tác dụng phụ khác của điều trị ung thư vú cũng có thể góp phần khiến bạn mệt mỏi. Ví dụ, tác dụng phụ buồn nôn và nôn thì bạn thường không thể ăn đủ thức ăn để duy trì năng lượng. Thiếu máu là một tác dụng phụ có thể do hóa trị và dẫn đến mệt mỏi. Hỏi bác sĩ của bạn về những phương pháp điều trị có sẵn để quản lý các tác dụng phụ của liệu pháp điều trị ung thư vú, từ đó giúp bạn giảm bớt mệt mỏi do những tác dụng phụ này gây ra.
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Ăn uống đầy đủ là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, kể cả với người đang điều trị ung thư vú. Không có chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị cho những người bị ung thư vú, vì nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo trường hợp cá nhân. Nói chung, khi thực hiện chế độ ăn uống bạn nên nhắm đến các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: Hoa quả và rau, các loại, ngũ cốc, cây họ đậu, nguồn protein từ thịt nạc. Điều quan trọng nữa là bạn phải uống đủ nước, đặc biệt là khi đang điều trị nos giúp giảm một số tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu gặp khó khăn khi xây dựng chế độ ăn uống bạn cũng có thể cân nhắc việc gặp chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch bữa ăn cho người bị ung thư.

Ung thư hậu quả gây ra mệt mỏi có thể do bản thân bệnh gây ra nhiều điều khác, nó cũng thường do các biện pháp điều trị, tâm lý...Nếu mệt mỏi đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn thì ngoài việc sử dụng các biện pháp trên và đôi khi cần được giúp đỡ từ gia đình, bạn bè hay bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

456 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan