Lưu ý trong chăm sóc, điều trị cúm tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thanh Phước - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các triệu chứng cúm thường bắt đầu khoảng một hoặc hai ngày sau khi tiếp xúc với virus cúm với các triệu chứng cúm và mức độ bệnh khác nhau. Các triệu chứng có thể nhẹ từ đau họng và chảy nước mũi đến sốt, ớn lạnh và đau cơ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khủng khiếp, nhưng nếu bạn khỏe mạnh, dưới 65 tuổi và không mang thai, thì thường bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà thay vì đến bác sĩ.

1. Các biện pháp chăm sóc và điều trị cúm tại nhà

1.1 Điều trị cúm ở người lớn

Cách chữa cảm cúm tại nhà hiệu quả

  • Sử dụng thuốc trị cảm

Các loại thuốc trị cảm có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng cảm cúm như: đau nhức, sốt, ho, đau cổ họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi.Một số loại thuốc trị cảm phổ biến: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen, Phenylephrine, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Diphenhydramine, Fexofenadine, Loratadine.

  • Uống nhiều nước

Cảm cúm có thể khiến cơ thể mất nước, đặc biệt khi bạn bị nôn mửa hay tiêu chảy. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể nhờ sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Tuy nhiên, bạn nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

  • Dùng thức ăn dạng lỏng

Một nghiên cứu đã cho thấy súp gà, cháo gà có thể giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp của bệnh cảm cúm.

  • Để cơ thể nghỉ ngơi

Đừng cố giải quyết những công việc hàng ngày khi các triệu chứng cảm cúm đang trở nên trầm trọng. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.

  • Tăng độ ẩm môi trường xung quanh

Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.Tuy nhiên, bạn nhớ làm vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.

  • Xông hơi

Nếu bạn muốn làm cho đường thở “thông thoáng” một cách nhanh chóng, Bạn cũng nên thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hay khuynh diệp vào nồi nước để tăng thêm khả năng kháng khuẩn và loại bỏ đờm.

  • Sử dụng túi chườm nhiệt

Chườm khăn ấm lên trán và mũi cũng một cách tuyệt vời giúp giảm đau đầu hay đau xoang. Từ đó, giúp chữa cảm cúm hiệu quả.

  • Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ bớt các chất nhầy tích tụ phía sau cổ họng, đặc biệt khi bạn ngửa cổ lên để súc miệng.

  • Vệ sinh mũi

Để giảm bớt nghẹt mũi và chảy nước mũi, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng xoang, bạn nên rửa mũi thường xuyên.Bạn có thể mua dụng cụ xịt rửa mũi tại các nhà thuốc hoặc dùng một chai nước muối sinh lý bình thường.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân

Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè.

1.2 Điều trị cúm ở phụ nữ có thai

Nếu bạn bị mắc cúm khi đang mang thai hoặc sinh con trong vòng hai tuần, thì bạn nên đi đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám, chăm sóc và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng các thuốc thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza) hoặc peramivir (Rapivab) càng sớm càng tốt. Các loại thuốc này có hiệu lực cao nhất khi được sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Bà bầu cúm
Phụ nữ có thai những tháng đầu nên đến cơ sở Y tế để bác sĩ khám, chăm sóc và điều trị

Do cúm có nhiều khả năng gây bệnh nặng ở phụ nữ mang thai so với phụ nữ không mang thai và uống thuốc kháng virus có thể ngăn ngừa các biến chứng cúm nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi. Tiêm phòng vắc - xin cúm là cách để bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm khi mang thai. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng vắc - xin cúm cho tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm ngoại trừ các đối tượng có phản ứng dị ứng với mũi tiêm phòng cúm trước đó.

1.3 Điều trị cúm ở trẻ nhỏ

Gọi xe cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị sốt cao hoặc co giật. Hầu hết trẻ em bị cúm là do nhiễm trùng đường hô hấp do virus và thông thường sẽ phục hồi tốt. Nhưng trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn có ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Gọi bác sĩ nếu con của bạn:

  • Dưới 2 tuổi
  • Không chịu ăn, hay cáu kỉnh và mệt mỏi
  • Nôn và tiêu chảy hoặc có triệu chứng mất nước
  • Bị sốt kéo dài hơn 3 đến 4 ngày
  • Ho kéo dài
  • Có vấn đề về hô hấp
  • Có cổ cứng
  • Triệu chứng cúm và sốt đã giảm nhưng xuất hiện trở lại
  • Trẻ cảm thấy không thoải mái hay không tỉnh táo hơn khi cơn sốt đã giảm
  • Không ướt tã hoặc không đi tiểu trong vòng 8 giờ
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Bị phát ban

Cho uống nước và nghỉ ngơi

  • Cho bé bú nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cố gắng cho ăn thường xuyên hơn và chia thành nhiều bữa. Dung dịch điện giải có thể được sử dụng nếu trẻ không uống sữa.
  • Đối với trẻ lớn hơn có thể uống các chất lỏng khác như nước và nước trái cây, dung dịch điện giải đường uống. Lưu ý, không sử dụng bất kỳ chất lỏng nào có chứa caffeine.
  • Để trẻ nghỉ ngơi.
  • Chú ý đến tần suất và số lượng nước tiểu của trẻ để theo dõi tình trạng mất nước.

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giữ ẩm nhằm giúp giảm nghẹt mũi.
  • Làm loãng đờm bằng nước muối rửa mũi giúp giảm tắc nghẽn đường thở.
  • Cho trẻ tắm nước ấm. Mặc quần áo rộng thoải mái và giữ phòng thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Cho trẻ uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) để giảm đau cơ, đau đầu, sốt và đau họng. Không sử dụng các sản phẩm có chứa aspirin do làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
  • Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng ibuprofen.
  • Không tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống thuốc điều trị cúm hoặc cảm lạnh khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn.
Tiêm phòng vắc-xin Lao tại Vinmec
Tiêm phòng vắc-xin cúm là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay

2. Tránh lây nhiễm cho người khác

Do vắc - xin cúm không thể phòng hiệu quả 100% cho tất cả các loại cúm, do đó, điều quan trọng người bệnh và người khỏe mạnh nên thực hiện các biện pháp để giảm sự lây lan của virus:

  • Rửa tay. Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng bằng cách sử dụng chất dung dịch rửa tay có chứa cồn hoặc xà bông với nước.
  • Che khi ho và hắt hơi. Che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc ho bằng khăn giấy hoặc ho, hắt hơi vào khuỷu tay của chính mình.
  • Tránh đám đông. Virus cúm dễ dàng lây lan bất ở những nơi tụ tập đông người như mẫu giáo, trường học, tòa nhà văn phòng, phương tiện giao thông công cộng. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách tránh đến các khu vực đông người khi đang có dịch cúm. Và nếu bạn bị bệnh, hãy ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để giảm bớt khả năng lây nhiễm cho người khác.

3. Tiêm phòng vắc - xin cúm

Dựa trên cơ sở khuyến cáo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc - xin phòng bệnh cúm tại toàn hệ thống bệnh viện trên cả nước cho tất cả khách hàng từ 6 tháng tuổi trở lên, cụ thể các loại như sau:

  • Vaxigrip 0.25 ml của hãng Sanofi (Pháp) dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Vaxigrip 0.5 ml của hãng Sanofi (Pháp) dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn
  • Influvac 0.5 ml của hãng Abbott (Hà Lan) dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn

Đây đều là các loại vắc - xin đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng và bệnh viện Vinmec chỉ sử dụng các loại vắc - xin của các hàng sản xuất uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vắc - xin như hãng Sanofi (Pháp) hoặc hãng Abbott (Hà Lan).

Bên cạnh đó, để giúp giảm sự lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho trẻ đi tiêm vắc - xin cũng như tránh các tai biến nguy hiểm khi tiêm, Bệnh viện Vinmec đã thực hiện các giải pháp như sau:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chỉ sử dụng nguồn vắc - xin chất lượng cao, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Bác sĩ khám và sàng lọc kỹ càng trước khi tiêm.
  • Bố mẹ được bác sĩ tư vấn các loại vắc - xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tiêm cho từng lứa tuổi
  • Đội ngũ Bác sĩ và Điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp trực tiếp tiêm vắc - xin, chăm sóc và theo dõi trước trong và sau khi tiêm.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ và bố mẹ thoải mái, tạo tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Với 3 cách đặt lịch tiêm chủng (thông qua tổng đài, đặt lịch hẹn trực tuyến hoặc đặt lịch trực tiếp tại bệnh viện), đã tạo điều kiện thuận lợi nhất tất cả khách hàng thực hiện đặt lịch và nếu có bất kỳ sự thay đổi nào, quý khách hàng có thể điều chỉnh ngay tại nhà mà không cần tới bệnh viện Vinmec.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan