Thế nào là phế cầu kháng thuốc?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Thuốc kháng sinh là loại thuốc dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể biến đổi hoặc đột biến để tạo ra những chủng vi khuẩn khiến thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được những vi khuẩn này, các chuyên gia y tế công cộng gọi đây là kháng kháng sinh (tên tiếng Anh là antibiotic resistance). Nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) gây ra bệnh viêm phổi đã trở nên kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh dẫn đến điều trị thất bại.

1. Phế cầu kháng thuốc là gì?

Kháng kháng sinh là khả năng của một vi sinh vật (vi trùng, virus và một số ký sinh trùng) ngăn chặn tác dụng của một thuốc chống lại nó (như kháng sinh, thuốc kháng virus và thuốc chống sốt rét). Dẫn tới các phương pháp điều trị trở nên không hiệu quả, vi sinh vật gây bệnh vẫn tồn tại, phát triển mạnh hơn và có thể lan sang người khác.

Đối với phế cầu khuẩn kháng thuốc, vi khuẩn phế cầu khuẩn có khả năng kháng lại thuốc kháng sinh và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh liều cao và phối hợp nhiều thuốc kháng sinh với nhau. Nguyên nhân của hiện tượng kháng kháng sinh này thường là do người dân tự ý thuốc kháng sinh khi chưa có được bác sĩ khám và kê đơn.

Phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae)

2. Thực trạng phế cầu khuẩn kháng thuốc

Cho đến năm 2000, tại Mỹ, nhiễm phế cầu khuẩn gây ra 60.000 trường hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn xâm lấn mỗi năm. Trong đó, có tới 40% trường hợp do vi khuẩn phế cầu kháng với ít nhất một loại thuốc kháng sinh. Những con số này đã giảm đáng kể sau khi:

● Sự ra đời của vắc-xin phế cầu khuẩn cho trẻ em

● Thay đổi định nghĩa về tính kháng thuốc với penicillin

Tới năm 2015, có khoảng 30.000 trường hợp mắc bệnh nhiễm khuẩn xâm lấn do phế cầu khuẩn và khoảng 30% người bệnh nhiễm phế cầu khuẩn kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh, tỷ lệ này thay đổi theo từng Quốc gia.

Vi khuẩn phế cầu khuẩn có hơn 90 type huyết thanh và trong đó, có 7 type huyết thanh (6A, 6B, 9V, 14, 19A, 19F và 23F) chiếm phần lớn các trường hợp phế cầu khuẩn kháng thuốc trước khi vắc xin liên hợp đầu tiên (PCV7, Prevnar®) được sử dụng đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 2000. Sau khi triển khai tiêm PCV7 và vắc-xin cộng hợp phế cầu khuẩn (PCV13, Prevnar 13®) năm 2010 thì chỉ còn lại type huyết thanh 19A của phế cầu khuẩn vẫn còn kháng thuốc kháng sinh. Hiện nay, cả PCV7 và PCV13 đều ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng do các chủng phế cầu khuẩn kháng thuốc.

3. Hậu quả của phế cầu kháng thuốc

Gây tốn kém, lãng phí: Việc sử dụng kháng sinh chữa các bệnh do virus hoặc dùng kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết... đã gây ra sự lãng phí và tốn kém.

● Không khỏi bệnh: Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bằng cách sử dụng đơn cũ hoặc đơn thuốc của người khác do có bệnh/dấu hiệu tương tự, khiến cho bệnh không khỏi do bệnh hiện tại khác với bệnh lần trước và không giống với bệnh của người khác. Không những còn gia tăng các biến chứng của bệnh mà khiến việc thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài hơn.

● Xảy ra tác dụng phụ do thuốc: Khi người bệnh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có ý kiến của bác sĩ thì không những không khỏi bệnh mà còn tăng thêm bệnh hoặc tăng gặp phản ứng phụ do không sử dụng không đúng loại thuốc và đúng liều, đúng thời gian. Bên cạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì kháng sinh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể (ví dụ như vi trùng đường ruột tạo men tiêu hóa). Vì vậy, khi dùng kháng sinh, người bệnh thường hay bị tiêu chảy, đau bụng... Kháng sinh còn có thể gây ra những tai biến như dị ứng, nhẹ chỉ nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn, nôn, nặng có thể gây độc cho gan, thận, sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

● Kháng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh không thích hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển tình trạng kháng thuốc. Dùng kháng sinh quá liều, không đủ liều, dùng sai chỉ định đều góp phần làm nặng thêm tình trạng kháng thuốc.

Mệt mỏi, mất thăng bằng
Phế cầu kháng thuốc khiến người bệnh mệt mỏi vì bệnh kéo dài

Vì vậy, để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc kháng sinh an toàn, hiệu quả, người bệnh nên đi khám bệnh để bác sĩ kê đơn thuốc. Về cách sử dụng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi đã cảm thấy khỏe hơn và không nên chia sẻ đơn thuốc kháng sinh cho người khác.

4. Dự phòng kháng thuốc của phế cầu khuẩn như thế nào?

Do đó, để giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm phổi, Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến cáo tất cả các trẻ em nên tiêm đủ 2 loại vắc xin gồm vắc xin Hib và vắc xin phế cầu khuẩn. Khi trẻ đã có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thông qua việc tiêm vắc xin, thì sẽ phòng được bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn và khi không mắc bệnh, trẻ sẽ không phải sử dụng thuốc kháng sinh và phòng tránh được tình trạng kháng kháng sinh.

Hiện nay tại bệnh viện Vinmec đang triển khai chương trình tiêm vắc xin Hib với 3 loại vắc xin phối hợp, trong đó các loại vắc xin này cũng có tác dụng phòng bệnh viêm phổi gồm:

● Phòng 6 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib, viêm gan B) - tên vắc-xin là vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của GSK (Bỉ)

● Phòng 6 bệnh (Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib, viêm gan B) - tên vắc-xin là vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi (Pháp)

● Phòng 5 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib) - tên vắc-xin là vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của Sanofi (Pháp)

Tại Bệnh viện Vinmec đã triển khai tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix của hãng GSK Bỉ và Prevenar 13 của hãng Pfizer. Các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix và Prevenar 13 rất thường gặp như chán ăn, đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm; thường gặp như chai cứng tại chỗ tiêm và sốt.

Để giúp giảm sự lo lắng của các bậc phụ huynh khi cho trẻ đi tiêm vắc xin cũng như tránh các tai biến nguy hiểm khi tiêm, Bệnh viện Vinmec đã thực hiện triệt để các biện pháp như sau:

● Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.

● Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.

● 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

● Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

● Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

● Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

● Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Hiện Bác sĩ đang làm việc tại phòng khám đơn nguyên vaccine thuộc trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cdc

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan