Nếu tôi trên 26 tuổi, tôi vẫn có thể chủng ngừa vacxin ngừa HPV virus không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa.

Vắc-xin HPV được dùng để chống virus papillomavirus lây truyền qua quan hệ tình dục, loại virus này gây ung thư cổ tử cung, cổ họng và hậu môn. Vắc-xin HPV thường được tiêm lúc 11 đến 12 tuổi.

1. Virus HPV là gì?

HPV là viết tắt của human papillomavirus. HPV là một nhóm virus gồm hơn 150 loại và mỗi loại virus HPV được gọi theo số (ví dụ: HPV-16).

HPV được gọi là papillomaviruses vì ​​một số loại HPV gây ra mụn cóc hoặc u nhú, đây là những khối u không gây ung thư. Tuy nhiên, cũng có một số loại HPV có khả năng gây ung thư. HPV là nguyên nhân hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật và hầu họng (ung thư vòm họng và lưỡi).

Các virus papilloma bị thu hút và chỉ có thể sống trong một số tế bào nhất định trong cơ thể, gọi là tế bào biểu bì (squamous epithelial cells). Những tế bào này được tìm thấy trên bề mặt da và niêm mạc như:

  • Âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, âm hộ (xung quanh bên ngoài âm đạo)
  • Bên trong bao quy đầu và niệu đạo của dương vật
  • Bên trong mũi, miệng, họng
  • Khí quản và phế quản

Khoảng 75% các loại virus HPV gây ra mụn cóc trên da, thường ở cánh tay, ngực, tay và chân. 25% các loại HPV khác được coi là các loại HPV niêm mạc do chúng có thể lây nhiễm các lớp bề mặt ẩm lót các cơ quan và khoang của cơ thể mở ra bên ngoài, giống như các bộ phận được liệt kê ở trên. Các loại HPV niêm mạc cũng được gọi là các loại HPV sinh dục vì chúng thường ảnh hưởng đến vùng hậu môn và bộ phận sinh dục.

Xem thêm: Đã nhiễm virus HPV thì có nên tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

Mụn cóc sinh dục do vi khuẩn HPV chủng 6 và 11 gây ra
HPV là một nhóm virus gồm hơn 150 loại và mỗi loại virus HPV được gọi theo số

2. Vắc-xin có thể giúp ngăn ngừa virrus HPV không?

Vắc-xin HPV có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do một số loại HPV và một số bệnh ung thư liên quan đến các loại virus HPV.

Vắc-xin HPV tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh nhất ở người nguyên thủy. Để hoạt động tốt, nên tiêm vắc-xin HPV ở tuổi 11 hoặc 12.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên bắt đầu tiêm vắc-xin HPV định kỳ cho bé gái và bé trai ở tuổi 11 hoặc 12. Thậm chí, mũi tiêm đầu tiên có thể bắt đầu ngay từ khi 9 tuổi. Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi có phản ứng miễn dịch với vắc-xin tốt hơn so với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và người dưới 20 tuổi. Và vắc-xin sẽ ngăn chặn các loại virus HPV xâm nhập trước khi trẻ tiếp xúc với virus (quan hệ tình dục).

Tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị cho nữ từ 13 đến 26 tuổi và nam từ 13 đến 21 tuổi chưa bao giờ tiêm vắc-xin HPV. Nam giới từ 22 đến 26 tuổi cũng có thể được tiêm phòng.

Tiêm vắc-xin HPV cũng được khuyến nghị cho đến 26 tuổi đối với nam quan hệ tình dục đồng giới và những người có hệ miễn dịch yếu (bao gồm cả người nhiễm HIV), nếu trước đó họ chưa được tiêm phòng.

3. Tiêm HPV khi quá tuổi có được không?

Tại Việt Nam Vắc-xin Gardasil không được khuyến cáo sử dụng cho những người trên 26 tuổi, vì chưa được nghiên cứu đủ ở nhóm tuổi này.

Vắc-xin HPV hoạt động tốt khi bạn được tiêm vắc-xin trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiêm vắc-xin ngay cả khi đã quan hệ tình dục. Do virus HPV có rất nhiều loại khác nhau và có thể bạn chưa tiếp xúc với tất cả các loại vi-rút có trong vắc-xin, do đó, khi tiêm các loại vắc-xin HPV sẽ có tác dụng bảo vệ bạn trước nguy cơ mắc nhiễm bệnh.

Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin HPV, mặc dù chúng có vẻ an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Và các đối tượng sau cũng không nên chủng ngừa HPV:

  • Dị ứng nặng với latex không nên tiêm vắc-xin cổ tử cung
  • Dị ứng nặng với nấm men
  • Người đã từng có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với bất cứ thành phần nào có trong vắc-xin
  • Người đã có phản ứng nghiêm trọng với liều vắc-xin HPV trước đó.

Xem thêm: Đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không?

mẹ bầu mang thai có thai uống sữa
Phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vắc-xin HPV dù chúng có vẻ an toàn

4. Bạn nên lựa chọn cơ sở tiêm chủng chất lượng cao

Tất cả các loại vắc-xin HPV đã được thử nghiệm ở hàng ngàn người trên thế giới trước khi được chấp thuận và họ tiếp tục được theo dõi liên tục cho đến khi an toàn. Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu đều cho thấy không có trường hợp tử vong nào liên quan đến vắc-xin HPV. Các tác dụng phụ thường gặp có mức độ nhẹ bao gồm đau đầu, sốt, buồn nôn và chóng mặt. Đôi khi đau và đỏ có thể xảy ra ở vị trí tiêm.

Cũng giống với bất kỳ loại thuốc nào khác, người sử dụng đều có thể có phản ứng dị ứng sau khi tiêm do dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào trong vắc-xin HPV, kể cả dị ứng nặng với nấm men. Một số người có thể bị ngất sau khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin HPV. Ngất xỉu sau khi tiêm ngừa là phổ biến ở thanh thiếu niên hơn ở trẻ nhỏ hoặc người lớn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn dịch: cancer.org, immunizebc.ca, verywellhealth.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

44.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan