Những lầm tưởng xung quanh việc tiêm vắc-xin

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Dương Thu Hương, Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trong khi trào lưu anti vắc-xin vẫn tiếp diễn trên quy mô toàn cầu, không ít các bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang về việc tiêm phòng vắc-xin cho con. Theo thống kê từ một cuộc khảo sát tại Mỹ, có 3 luồng ý kiến khác nhau về vắc-xin. Khoảng 20-30% cặp vợ chồng hoàn toàn ủng hộ việc tiêm vắc-xin vì họ tin vào khoa học và các lợi ích thiết thực của vắc-xin. Bên cạnh đó, 5-10% trong số cặp vợ chồng được phỏng vấn hoàn toàn phản đối việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, phần đông các cặp vợ chồng rơi vào nhóm thứ 3, đó là nhóm không hoàn toàn phản đối việc tiêm vắc-xin, nhưng có xu hướng dè dặt và cẩn trọng hơn. Quan điểm về vắc-xin của nhóm này có thể dao động tuỳ thuộc vào các nguồn thông tin họ nhận được, bất kể nguồn thông tin đó có cơ sở khoa học hay không. Vậy những mối băn khoăn thường gặp về việc tiêm vắc-xin cho con là gì? Và giải đáp cho những băn khoăn này như thế nào?

1. Vắc-xin gây tự kỷ

Đây là một trong những luận điểm phổ biến được nhiều hội anti vắc-xin đưa ra. Quan niệm vắc-xin gây tự kỷ bắt nguồn từ một nghiên cứu về MMR vắc-xin (vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella) do Andrew Wakefield và 12 cộng sự đăng trên tạp chí Lancet. Nghiên cứu kết luận MMR vắc-xin gây tự kỷ, và đưa ra mối liên quan giữa thimerosal, chất bảo quản dùng trong MMR vắc-xin với căn bệnh này. Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã được thu hồi không lâu sau đó do có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nghiên cứu mà không được nhìn nhận thỏa đáng. Ví dụ như các dấu hiệu của bệnh tự kỷ thường được phát hiện và chẩn đoán vào tầm 12 tháng tuổi, trùng thời điểm khi trẻ bắt đầu tiêm vắc-xin Sởi.

Rất nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy MMR vắc-xin không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ. Thimerosal được khẳng định vô cùng an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do thimerosal không được hấp thu và được thải trừ nhanh khỏi cơ thể.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng Sởi là một bệnh nguy hiểm và có khả năng lây truyền cao. Sởi có khả năng đi vào máu và não, gây phù não và có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Trước khi vắc-xin Sởi ra đời vào năm 1963, đại dịch sởi cướp đi sinh mạng của 2.6 triệu người mỗi năm. Việc sử dụng vắc-xin đã giúp làm giảm đáng kể số người chết do Sởi. Vì vậy việc tiêm phòng Sởi kịp thời là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.

bệnh sởi
Sởi là một bệnh nguy hiểm và có khả năng lây truyền cao

2. Nhiều loại bệnh không còn phổ biến vì vậy không cần tiêm vắc-xin

Một vài bệnh như bại liệt hiện nay không còn phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên căn bệnh này vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn trên thế giới. Vì lý do đó, bệnh vẫn có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào, và khi đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Cho đến khi căn bệnh được loại trừ hoàn toàn, việc tiêm vắc-xin là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch trở lại

3. Cơ thể có thể sống sót sau khi bệnh sẽ tạo miễn dịch mạnh hơn việc tiêm vắc-xin

Trên thực tế, con người có thể sống sót sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, bị mắc bệnh vào lúc hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện hoặc bị suy giảm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy cách an toàn hơn để tạo ra miễn dịch là tiêm phòng vắc-xin. Bên cạnh đó, đối với một số bệnh như uốn ván, bệnh nhân sẽ không thể tạo miễn dịch mặc dù đã mắc bệnh. Cách hữu hiệu nhất để tạo miễn dịch chủ động là tiêm vắc-xin.

4. Vắc-xin gây quá tải hệ thống miễn dịch nếu phải tiêm quá nhiều vắc-xin một lúc

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng nếu tiêm nhiều vắc-xin cùng một lúc sẽ gây áp lực lớn lên hệ miễn dịch và làm hệ thống này quá tải. Tuy vậy chúng ta cần biết hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng với hàng ngàn kháng nguyên kích thích từ bên ngoài trong một ngày, và lượng protein cơ thể đáp ứng miễn dịch trong vắc-xin chỉ là một phần nhỏ trong số các kích thích đó. Những kích thích này không làm quá tải hệ miễn dịch của những trẻ bình thường, khoẻ mạnh.

Việc tiêm nhiều vắc-xin cùng lúc giúp đảm bảo trẻ nhận được đầy đủ vắc-xin đúng thời điểm và giúp bảo vệ trẻ một cách hiệu quả nhất. Một số bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, như viêm màng não, bại liệt, etc. có thể đe dọa tính mạng của trẻ và để lại nhiều di chứng. Do đó việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là điều nên làm để bảo vệ trẻ nhỏ.

Tiêm chủng, tiêm phòng, tiêm vacxin tại vinmec
Tiêm chủng theo lịch hẹn giúp trẻ tránh được tình trạng tiêm quá nhiều vắc-xin một lúc

5. Người tiêm vắc-xin có thể bị bệnh do tiêm vắc-xin

Không có vắc-xin nào có thể bảo vệ cơ thể 100% bởi bệnh tật. Tuy nhiên lợi ích từ việc tiêm phòng vắc-xin vẫn vượt trội so với các tác dụng không mong muốn, vì các biến chứng từ việc mắc bệnh có thể trầm trọng hơn rất nhiều. Các vắc-xin bất hoạt không thể gây bệnh cho người tiêm.

Trên đây chỉ là một vài quan niệm sai lầm từ việc tiêm vắc-xin. Với sự phát triển của mạng xã hội, thông tin sai sự thật về việc tiêm vắc-xin được đăng tải tràn lan. Vì vậy, người đọc cần thận trọng để biết thông tin đưa ra có được trích dẫn từ nguồn tài liệu tin tưởng hay không. Những câu chuyện được thêu dệt gây sự tò mò của dư luận có thể không phản ánh đúng thực tế hay dựa trên bất kỳ cơ sở khoa học nào.

Vì vậy nếu có thắc mắc hay băn khoăn về việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ hay cần tư vấn những vắc-xin nào nên được tiêm, hãy nói chuyện và trao đổi với nhân viên y tế đáng tin cậy để được tư vấn. Hãy chung tay bảo vệ sức khỏe cho người thân yêu, gia đình và cộng đồng.

Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng vắc-xin, tránh gặp phải những rủi ro về chất lượng vắc-xin cũng như những phản ứng quá mẫn có thể gặp phải mà không được xử lý kịp thời, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu: CDC, Healthline

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan