Trẻ em có thể không miễn dịch với bệnh sởi như suy nghĩ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa.

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ, như viêm phổi, viêm não, giảm thính lực, thậm chí là tử vong. Để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh sợi, việc chủng ngừa bằng vắc-xin là một bước vô cùng quan trọng.

1. Khả năng miễn dịch với bệnh sởi của trẻ sơ sinh

Sởi vốn là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Căn bệnh này không chỉ gây ra nguy cơ cao bị nhiễm trùng mà còn mang lại các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các nhà khoa học cũng cho biết, trong tháng đầu tiên của cuộc đời, có khoảng 20% trẻ sơ sinh không đủ nồng độ kháng thể để bảo vệ và chống lại các loại virus dễ lây nhiễm. Sau 3 tháng tuổi, khoảng 92% trẻ có nồng độ kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ. Hơn thế nữa, tất cả các trẻ nhỏ đều thiếu đi khả năng miễn dịch bệnh sởi khi được 6 tháng tuổi.

Những phát hiện này đã cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc-xin sởi trong toàn bộ cộng đồng. Trẻ nhỏ cần được quan tâm và bảo vệ trong những năm tháng đầu đời.

Tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ
Tiêm chủng đẩy đủ giúp bảo vệ trẻ khỏi các loại virus gây bệnh

2. Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Trẻ em là một trong những đối tượng hàng đầu dễ bị nhiễm bệnh sởi nhất. Thời gian ủ bệnh ở trẻ thường xảy ra trong vòng từ 7-21 ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ nhỏ cũng không có nhiều điểm khác biệt so với các nhóm tuổi bị mắc bệnh sởi khác.

Bước sang giai đoạn phát bệnh, trẻ sẽ có đầy đủ các biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao trên 39°C
  • Viêm đường hô hấp trên, kèm theo các triệu chứng, bao gồm hắt hơi, sổ mũi, ho khan kéo dài.
  • Sưng mí mắt, đỏ mắt, có gỉ ở mắt
  • Phát ban từ đầu, mặt, cổ, sau đó lan xuống các khu vực khác của cơ thể
  • Các biến chứng nghiêm trọng: như giảm thính lực, viêm não hoặc tử vong.

3. Khi nào nên tiêm vacxin sởi cho trẻ ?

Theo thống kê từ WHO, số ca mắc bệnh sởi ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 30%. Lý do xuất phát từ việc trẻ không được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin ngừa bệnh. Ngoài ra, còn do một số yếu tố khách quan bao gồm: Sự lơ là của phụ huynh, các dịch vụ tiêm chủng, và tính hiệu quả của vắc-xin.

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh sởi là tiêm vắc-xin phòng bệnh cho cả trẻ và những người xung quanh.

Nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi bắt đầu từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, trẻ từ 6 tháng tuổi vẫn có thể được sử dụng vắc-xin bệnh sởi nếu trẻ đang sinh sống tại khu vực có dịch sởi, hoặc đang di chuyển tại vùng có dịch.

Việc tiêm ngừa vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi được coi là an toàn và không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, tuy nhiên, vắc-xin có thể bị trung hòa bởi các kháng thể từ mẹ, do đó khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của trẻ không cao và làm giảm bớt đi tính hiệu quả của vắc-xin.

Vacxin sởi quai bị rubella
Vắc-xin sởi - quai bị- rubella

Mũi tiêm tại thời điểm trẻ từ 6 tháng tuổi không được tính là mũi tiêm sởi chính thức, vì thế, phụ huynh vẫn phải cho trẻ đi tiêm 2 mũi vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với trẻ đã bước sang 18 tháng tuổi nhưng chưa được chủng ngừa vắc-xin thì cần phải cho trẻ tiêm đủ 2 liều càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi.

Bên cạnh đó, những phụ nữ đang cho con bú cũng được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin sởi. Các kháng thể từ cơ thể người mẹ sẽ được bài tiết thông qua sữa mẹ, giúp cho trẻ chưa đủ tháng để tiêm vắc-xin được bảo vệ khỏi bệnh sởi.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có vắc xin sởi đơn giá và vắc-xin kết hợp phòng chống ba căn bệnh nguy hiểm, bao gồm sởi-quai bị-rubella trong cùng một mũi tiêm. Đây là loại vắc-xin đã được công nhận là an toàn và mang lại hiệu quả phòng bệnh cao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mũi tiêm phối hợp này chỉ được dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và ở người trưởng thành.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin sởi đúng lịch. Ngoài ra, người lớn cũng cần phải tiêm ngừa vắc-xin, nhất là những người đi công tác, du lịch đến vùng dịch, nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh và phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan