Vắc-xin cúm Vaxigrip: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.Đòan Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Vắc-xin cúm Vaxigrip là loại vắc-xin dự phòng bệnh cúm, bao gồm những chủng cúm mùa thường xuyên gây bệnh được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.

Virus cúm gây bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm nhất là trên những đối tượng có nguy cơ cao. Để phòng bệnh hiệu quả, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin cúm, đặc biệt trên những đối tượng có nguy cơ xảy ra biến chứng cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai...

1. Công dụng của vắc-xin cúm Vaxigrip

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do các chủng virus cúm influenza gây ra. Đây là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường gặp nhất là vào mùa thu đông, chúng có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Có thể gây ra biến chứng nặng trên đường hô hấp và có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là những đối tượng có hệ miễn dịch kém.

Thành phần của vắc-xin cúm:

Vắc-xin cúm Vaxigrip là virus cúm sau khi được nuôi cấy trên trứng gà có phôi sau đó được tách, bất hoạt và tinh chế, của những chủng virus cúm hay gây bệnh được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

Công dụng của vắc-xin cúm:

Vắc-xin Vaxigrip - vắc-xin cúm Pháp có tác dụng tạo hệ miễn dịch phòng ngừa cúm mùa do các chủng virus có trong thành phần của vắc-xin gây ra và phòng ngừa những biến chứng.

Vắc-xin được chỉ định phòng cúm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

2. Liêu dùng và cách dùng

Tiêm phòng vắc-xin Lao tại Vinmec
Tiêm vắc-xin Vaxigrip tại Vinmec

Liều dùng:

● Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml.

● Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml.

● Trẻ em dưới 9 tuổi trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc-xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.

● Thời gian duy trì miễn dịch của vắc-xin thường tồn tại từ 6 -12 tháng. Vì vậy phải tiêm phòng cúm hàng năm.

Cách dùng:

● Vắc-xin được tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu.

● Trước khi dùng nên để vắc-xin trở về nhiệt độ phòng và được lắc kỹ đến khi đạt được một hỗn dịch đồng nhất.

● Sát trùng vị trí tiêm.

● Tiêm vắc-xin vào vị trí đã sát trùng, dùng liều đúng với lứa tuổi.

Chống chỉ định:

● Không dùng Vaxigrip khi dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin bao gồm cả tá dược và các thành phần như: ovalbumin, protein của gà, neomycin...

● Các đối tượng đang sốt cao, sốt vừa hoặc bị bệnh cấp tính. Sau khi khỏi bệnh mới tiêm vắc-xin.

3. Tác dụng không mong muốn

Những tác dụng phụ được ghi nhận liên quan đến vắc-xin Vaxigrip bao gồm:

● Phản ứng tại chỗ : Đỏ, sưng, đau, cứng và ngứa chỗ tiêm.

● Phản ứng toàn thân : Sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, tăng tiết mồ hôi, đau khớp và đau cơ. Rối loạn tiêu hóa chán ăn, tiêu chảy. Trẻ em quấy khóc, bỏ bú. Các phản ứng này thường tự khỏi sau 1-2 ngày, không cần điều trị.

● Phản ứng sau tiêm ít gặp: Sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.

● Những phản ứng hiếm gặp : đau dây thần kinh (đau khu trú dọc theo đường đi của dây thần kinh), rối loạn cảm giác (rối loạn về sự cảm nhận đối với cảm giác sờ, đau, nhiệt, chuyển động), co giật hay giảm tiểu cầu thoáng qua (giảm số lượng tiểu cầu, tế bào giữ vai trò quan trọng trong việc đông máu), rối loạn thần kinh.

● Phản ứng dị ứng, hiếm khi gặp, dẫn đến sốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

72.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan