Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Bệnh thủy đậu do varicella zoster virus gây ra, thường bùng phát dịch vào mùa xuân. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết. Bệnh chủ yếu ở trẻ em nhưng đôi khi cả người lớn. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng có thể để lại nhiều biến chứng. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để không bị thủy đậu. Vậy vắc-xin thủy đậu tiêm mấy mũi?

1. Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Có đến 20% tỷ lệ trẻ tử vong do viêm não biến chứng thủy đậu, nếu may mắn cứu sống, người bệnh cũng có nguy cơ bại não, nằm liệt giường.

Khoảng 30% trẻ sơ sinh tử vong do mắc thủy đậu lây từ mẹ.Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu, khi mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao và điều trị tốn kém. Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong khoảng 13-20 tuần, mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ...). Tiêm vắc xin Varivax là cách duy nhất, hiệu quả và lâu dài nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu

  • Biến chứng viêm da do bội nhiễm vi khuẩn. Nốt thuỷ đậu bội nhiễm là những nốt có xuất hiện dịch trong bọng nước màu đục là mủ, khi khỏi thường để lại sẹo, có thể là sẹo rất sâu, rất khó mất, dễ nhầm với nốt đậu mùa. Nếu người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, nốt thủy đậu có thể có hoại tử cả vùng da gây nhiễm trùng máu.
  • Viêm tai do thuỷ đậu bao gồm: viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Thuỷ đậu còn gây viêm thanh quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp( tiểu ra máu)
  • Viêm não. Biến chứng nặng nhất là viêm não rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu đến muộn và cấp cứu không kịp thời.
  • Nguy cơ trẻ sơ sinh mắc hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh do mẹ mang thai bị thuỷ đậu. Đặc biệt ở phụ nữ đang mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và sắp sinh, thủy đậu cũng có thể từ mẹ truyền sang cho thai nhi. Bệnh biểu hiện là những vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển.

Xem thêm: Thủy đậu có thể biến chứng nguy hiểm, bố mẹ không thể chủ quan

viêm màng não
Viễm não là biến chứng nặng nhất của thủy đậu

2. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu

Vắc-xin phòng thủy đậu được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho các đối tượng:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
  • Người lớn, phụ nữ muốn được bảo vệ khỏi bị bệnh thủy đậu trước khi có ý định mang thai.
  • Những người nhạy cảm bị phơi nhiễm bệnh thủy đậu trong vòng 3 ngày, và có thể đến 5 ngày sau khi tiếp xúc
Những điều cần biết về vắc xin thủy đậu
Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu giúp phòng ngừa bệnh

3. Vắc-xin thủy đậu tiêm mấy mũi?

  • Trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi nên sử dụng 1 liều đơn 0,5ml tiêm dưới da. 1 mũi nhắc lại sau 4 năm
  • Người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên nên chủng ngừa 2 mũi. Mũi 1 thời điểm tùy chọn, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 4 – 8 tuần sau đó.

Đường dùng:

  • Tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vị trí tiêm ưa dùng là mặt ngoài của cánh tay phần trên.

Cách dùng:

  • Dùng bơm kim tiêm vô khuẩn rút toàn bộ 0,7 ml nước hồi chỉnh bơm vào lọ vắc xin bột đông khô.
  • Lắc nhẹ, trộn đều để bột đông khô tan hết.
  • Rút 0,5ml vắc-xin đã hoàn nguyên, tiêm dưới da phần mặt ngoài cánh tay phần trên vùng cơ delta hoặc mặt trước của bên đùi.
  • Nên tiêm vắc-xin ngay sau khi hoàn nguyên. Thời gian bảo quản tối đa vắc xin sau khi hoàn nguyên là 30 phút ở nhiệt độ phòng từ 20 – 25oC. Quá thời gian trên phải loại bỏ vắc xin.

Xem thêm: Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu cách mũi sởi kép bao lâu?

Vắc-xin thủy đậu
Vắc-xin thủy đậu được tiêm dưới da

4. Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin
  • Tiền sử có phản ứng phản vệ với neomycin.
  • Bệnh bạch cầu, loạn sản máu hay người mắc các bệnh u lympho hoặc các khối u ác tính khác ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
  • Người đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticosteroid liều cao)
  • Các đối tượng suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc mắc phải (AIDS...) hoặc các biểu hiện lâm sàng khác của nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người
  • Tiền sử gia đình, bản thân mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền.
  • Người mắc các bệnh lý đang tiến triển, sốt > 38.5oC
  • Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
  • Phụ nữ có thai

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan