Viêm não mô cầu: Xác định đối tượng nguy cơ

Viêm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề sau này. Vì vậy, việc xác định đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là cực kỳ quan trọng, bởi bệnh có thể kiểm soát bằng tiêm vắc xin não mô cầu.

1. Viêm não mô cầu

Viêm màng não mô cầu (viêm não mô cầu) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng khi mắc bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh làm cho các màng bao phủ não và tủy sống bị viêm. Mỗi năm có khoảng 1000 người ở Hoa Kỳ mắc bệnh viêm não mô cầu bao gồm viêm màng nãonhiễm trùng máu.

Viêm màng não mô cầu có thể gây tử vong hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu không được điều trị kịp thời. Có đến 1⁄5 người nhiễm bệnh có các biến chứng nghiêm trọng. Theo trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh dịch (CDC) có khoảng 15% những người mắc bệnh viêm não mô cầu sống sót đều bị khuyết tật như điếc, tổn thương não và các vấn đề về thần kinh.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là nguyên nhân gây ra bệnh viêm não mô cầu. Khoảng 1 trong 100 người có vi khuẩn này ở phía sau mũi và cổ họng mà không bị bệnh. Có thể gọi đây là mầm bệnh. Đôi khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh viêm não mô cầu.

viêm não mô cầu
Vi khuẩn Neisseria meningitidis gây bệnh viêm não mô cầu

Có sáu nhóm huyết thanh Neisseria meningitidis - A, B, C, W, X và Y- gây ra hầu hết các bệnh trên toàn thế giới. Ba trong số các nhóm huyết thanh này (B,C,Y) gây ra hầu hết các bệnh được thấy ở Hoa Kỳ.

Bệnh viêm não mô cầu có thể lây truyền từ người này sang người khác bằng dịch tiết đường hô hấp và cổ họng (dịch nước bọt hoặc khạc nhổ). Để vi khuẩn lây truyền cần có điều kiện về khoảng cách gần và tiếp xúc trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên, một điều may mắn là vi khuẩn này không lây truyền như vi trùng gây cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Mọi người không bị nhiễm vi khuẩn thông qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí nơi có người mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Đôi khi, vi khuẩn lây sang người đã tiếp xúc gần hoặc trong thời gian lâu với bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu. Với những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh nên dùng kháng sinh để ngừa mắc bệnh (điều trị dự phòng).

2. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm não mô cầu

Để quản lý, phòng và điều trị viêm não mô cầu, cần phải xác định được ai dễ mắc viêm não mô cầu. Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm não mô cầu như:

2.1. Đối tượng phân loại theo tuổi

Tuổi như một yếu tố rủi ro gây bệnh viêm não mô cầu. Những lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm não mô cầu cao nhất ở Hoa Kỳ bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh: Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tiêm vắc xin não mô cầu dạng kết hợp (MenACWY) cho trẻ hai tháng tuổi nếu có những tình trạng y tế nhất định, hay đang đi du lịch đến một quốc gia cụ thể, hoặc có nguy cơ vì ổ dịch trong cộng đồng sống.
Loại thuốc bổ sung sắt nào phù hợp cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc viêm não mô cầu

  • Thanh thiếu niên: Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) nên tiêm phòng vắc xin não mô cầu dạng kết hợp (MenACWY) cho tất cả trẻ từ 11 đến 18 tuổi. Trẻ từ 11 đến 12 tuổi nên đến bác sĩ để tiêm liều ngừa và các dịch vụ phòng ngừa khác. Vì, sự bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian, nên CDC khuyến nghị nên dùng tăng liều tăng cường ở tuổi 16. Điều này, cho phép thanh thiếu niên tiếp tục được bảo vệ trong độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Thanh niên (từ 16 đến 23 tuổi). Nhóm đối tượng này cũng nên được chủng ngừa bằng vắc xin mô cầu nhóm B (MenB) tốt nhất từ 16 đến 18 tuổi. Thanh niên khỏe mạnh nên tiêm hai liều vắc xin của cùng một nhãn hiệu vắc xin.

2.2. Nhóm cộng đồng

Các bệnh truyền nhiễm có xu hướng lây lan bất cứ nơi nào tập trung đông người. Dữ liệu gần đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm não cầu ở sinh viên đại học cao hơn so với thanh thiếu niên hay thanh niên. Nhiều tiểu bang ở Mỹ yêu cầu các trường đại học cung cấp thông tin về nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu cho sinh viên hoặc sinh viên sắp tới cư trú trong khuôn viên trường. Một số tiểu bang còn yêu cầu tiêm chủng cho sinh viên, trừ khi sinh viên đã có giấy chứng nhận tiêm chủng.

Trung tâm kiểm soát và phòng dịch (CDC) khuyến cáo tiêm vắc xin mô cầu não kết hợp (MEnACWY) cho sinh viên đại học năm thứ nhất sống trong ký túc xá. Nếu những sinh viên này đã tiêm vắc xin khi 16 tuổi, thì họ cần thêm một liều tăng cường để bảo vệ tối đa trước khi vào đại học. Tuy nhiên, vắc xin an toàn và hiệu quả nên không chỉ cung cấp cho sinh viên năm thứ nhất mà còn có thể cho sinh viên đại học nói chung.

Các trường đại học đã báo cáo sự bùng phát của bệnh viêm não mô cầu nhóm B trong những năm gần đây. Vắc xin MEnACWY kết hợp không bao gồm bảo vệ chống lại viêm não mô cầu nhóm B. Cho nên, CDC khuyến nghị sử dụng vắc xin mô cầu não nhóm B cho những đối tượng được xác định có nguy cơ gia tăng do dịch bệnh viêm não mô cầu nhóm B.

2.3. Những người có rủi ro về tình trạng y tế

Một số điều kiện y tế và thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu.

  • Những đối tượng thiếu hụt thành phần bổ sung: Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật CDC khuyến cáo những người bị thiếu hụt thành phần bổ sung dài hạn nên tiêm phòng hai loại vắc xin để bảo vệ chống lại viêm não mô cầu: vắc xin màng não kết hợp (MenACWY) và vắc xin não mô cầu nhóm B (MenB).

Sự thiếu hụt các thành phần bổ sung được cho là rối loạn của hệ thống bổ sung, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ví dụ, thiếu hụt thành phần bổ sung gồm C3, C5-9, nhóm chất trong huyết tương, yếu tố H, và yếu tố D. Những rối loạn này rất hiếm và thường do di truyền.

Những người dùng thuốc ức chế bổ sung như eculizumab (Soliris®) và ravulizumab (UltomirisTM) cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu. Các bác sĩ thường kê toa thuốc ức chế bổ sung cho tình trạng bệnh như: Hội chứng urê huyết tán huyết không điểm hình (aHUS) - tình trạng rối loạn máu; hemoglobin niệu cực điểm về đêm (PHN); Nhược cơ tổng quát (MG) - rối loạn dẫn đến yếu cơ

  • Giảm chức năng hoặc giải phẫu: CDC khuyến cáo những người bị giảm chức năng hay giải phẫu nên nhận hai loại vắc xin để bảo vệ chống lại bệnh viêm não mô cầu (vắc xin màng não kết hợp (MenACWY) và vắc xin não mô cầu nhóm B (MenB)).

Lá lách là cơ quan quan trọng để chống lại nhiễm trùng não mô cầu vì nó giúp sản xuất kháng thể và lọc vi khuẩn. Một số người với giải phẫu không có lá lách (ví dụ: nó được phẫu thuật cắt bỏ). Một số người bị suy giảm chức năng có một lá lách nhưng nó không hoạt động đúng chức năng. Hay những người thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng giảm chức năng này. Những đối tượng trên đều có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu.

Cường lách
Lá lách có khả năng sản xuất kháng thể và lọc vi khuẩn não mô cầu

  • Bệnh nhân nhiễm HIV:CDC khuyến cáo, những người nhiễm HIV nên tiêm vắc xin màng não kết hợp. Những vắc xin này cung cấp sự bảo vệ chống lại bệnh viêm não mô cầu do các nhóm huyết thanh A, C, W, Y gây ra. Đối với những người nhiễm HIV mắc bệnh viêm màng não mô cầu, 4 trong 5 trường hợp (80%) là do các nhóm huyết thanh C, W và Y.

2.4. Những người đi du lịch

Đi du lịch cũng là yếu tố rủi ro dẫn đến tình trạng nhiễm viêm màng não mô cầu. CDC khuyến cáo nên tiêm vắc xin màng não cầu kết hợp (MenACWY) cho những người đi du lịch hoặc sống trong vành đai viêm màng não ở châu Phi cận Sahara. Khu vực này của châu Phi có tỷ lệ bệnh cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và dịch bệnh là phổ biến. Bệnh phổ biến nhất ở các quốc gia này trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 6). Khách du lịch đến đây dành nhiều thời gian với dân cư địa phương, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh, nên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Với những du khách đã tiêm chủng bảo vệ chống lại căn bệnh này, nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao, vì thế cần tiêm thêm liều bổ sung.

Bệnh viêm não mô cầu có thể đe dọa đến tính mạng của người khoẻ mạnh. Đặc biệt nếu có thể điều trị bệnh viêm màng não mô cầu thì những di chứng bệnh để lại cũng không hề nhỏ. Do đó việc tiêm phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Nhận thấy được mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm màng não mô cầu với sức khỏe người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, ncbi.nlm.nih.gov.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

514 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan