Virus nào gây bệnh viêm não Nhật Bản?

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường máu, bệnh do virus viêm não Nhật Bản B gây ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phác đồ, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

1. Virus viêm não Nhật Bản là gì?

Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm virus arbo nhóm B, họ Togaviridae, giống Flavivirus phát triển ở tế bào phôi gà và tổ chức nuôi cấy. Loại virus này không chịu nhiệt, bất hoại ở nhiệt độ 56 độ trong 30 phút ở 70°C trong 10 phút, ở 100°C trong 2 phút. Virus gây viêm não Nhật Bản trong trạng thái đông lạnh có thể tồn tại đến vài năm. Loại virus gây bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu từ các loài chim hoang dã, gia súc. Do vậy, viêm não Nhật Bản là bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.

2. Đường lây bệnh viêm não Nhật Bản

Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản được lây truyền qua các con đường sau:

Ở Việt Nam, muỗi thường sinh sản mạnh vào tháng 3-7 là thời điểm truyền bệnh viêm màng não Nhật Bản ở mức độ cao hơn bình thường. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản, người lớn sẽ ít bị hơn bởi có kháng thể cao hơn. Người bệnh sau khi bị bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền hơn những người chưa bị.

Viêm não nhật bản
Virus gây bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi

3. Triệu chứng bệnh viêm não Nhật Bản

Người bệnh viêm não Nhật Bản sẽ có thời gian ủ bệnh từ 5- 14 ngày, trung bình thường là 1 tuần. Ở thời điểm khởi phát bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Sốt cao 39-40°C hoặc hơn
  • Đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn
  • 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức, phản xạ gân xương tăng, xung huyết giãn mạch rõ
  • Đối với trẻ nhỏ có thể thấy đi ngoài lỏng, đau bụng, triệu chứng nôn như nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc ăn uống

Ở thời điểm toàn phát của bệnh, tức là từ ngày 3-4 đến ngày 6-7 của bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng:

  • Xuất hiện các triệu chứng tổn thương não nói chung và tổn thương thần kinh khu trú
  • Bước sang ngày thứ 3-4 của bệnh, các triệu chứng có thể không giảm mà lại tăng lên biểu hiện mê sảng kích thích, u ám lúc đầu, dần dần bệnh nhân đi vào hôn mê sâu dần
  • Có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật: Vã mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở, tăng tiết trong lòng khí phế quản, mạch nhanh, huyết áp tăng
  • Thậm chí bệnh nhân cuồng sảng, ảo giác, co giật cứng hoặc giật rung các cơ mặt và cơ chi.

Thông thường, bước sang tuần thứ 2, người bệnh có dấu hiệu đỡ dần nếu được điều trị đúng, nhiệt độ cơ thể giảm, hết sốt vào khoảng ngày thứ 10. Các hội chứng não, màng não, rối loạn thần kinh cũng mất dần. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng sau khi phục hồi như bị phế viêm, viêm bể thận - bàng quang, loét nhiễm trùng, rối loạn giao cảm, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tâm thần. Các biến chứng này có thể xuất hiện nhanh hoặc lâu tùy vào tình trạng sức khỏe về sau của người bệnh, có thể vài năm hoặc hàng chục năm sẽ gặp biến chứng động kinh, Parkinson.

Sốt cao kéo dài
Người bệnh có biểu hiện sốt cao 39-40°C hoặc hơn

4. Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản

Người bệnh khi được nghi ngờ bệnh viêm não Nhật Bản với các triệu chứng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các biện pháp để chẩn đoán gồm:

  • Chọc dịch não tủy xét nghiệm tế bào vi trùng, hóa sinh hoặc virus học
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để phát hiện tình trạng phù nề, xuất huyết hay các bất thường khác tại não
  • Điện não đồ để khảo sát hoạt động điện của não nhằm phát hiện các sóng bất thường tại đây
  • Xét nghiệm máu với các xét nghiệm cụ thể như công thức mắc xét nghiệm hóa sinh, xét nghiệm huyết thanh học nhằm phát hiện kháng thể đặc hiệu chống lại bệnh hoặc phân lập virus.
Xét nghiệm
Chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản bằng cách xét nghiệm máu

5. Phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản

Để phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản, cần phải:

  • Tránh cho trẻ chơi trời vào thời gian bình minh hoặc hoàng hôn- thời điểm muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh
  • Cần mặc quần áo kín ngừa muỗi đốt lây virus viêm màng não Nhật Bản
  • Nằm ngủ màn
  • Dùng các dung dịch ngừa muỗi
  • Phát quang bụi rậm để tránh trú ngụ của muỗi, vệ sinh môi trường sống, nơi làm việc sạch sẽ
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản đúng thời điểm cho trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin Viêm não Nhật Bản. Bên cạnh các mũi tiêm lẻ, Vinmec hiện có Chương trình tiêm chủng trọn gói cho các đối tượng:

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan