Các nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông

Cầu lông là môn thể thao đối kháng có tính giải trí cao được rất nhiều người trong mọi độ tuổi ưa chuộng. Tuy nhiên khi chơi cầu lông bắt buộc người tham gia phải kết hợp nhiều động tác chạy, nhảy, chuyển động nhanh và linh hoạt, phối hợp tay chân, hông, cổ tay, cánh tay nên việc gặp các chấn thương trong cầu lông là không thể tránh khỏi. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông ngay trong bài viết sau đây.

1. Các nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông

Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương trong cầu lông thường là do vận động viên chuẩn bị không kỹ lưỡng về mặt khởi động, thể chất lẫn kỹ thuật. Điều này dẫn đến các tình huống bất ngờ xảy ra trong trận đấu nên cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ cao, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Các chấn thương dạng này có thể từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến vận động bình thường về sau của người bệnh.

Ngoài ra, các yếu tố như trang thiết bị, sân bãi, ánh sáng, sân ướt, sàn trơn, giày không đủ độ bám, đế quá cao hoặc quá mỏng, quần áo không phù hợp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực và dễ dẫn tới chấn thương cho người chơi. Chấn thương cơ và khớp là hai dạng dễ mắc phải nhất trong khi chơi cầu lông với các nguyên nhân như sau:

  • Giãn cơ: là do quá trình cơ bị giãn sau vận động mạnh và liên tục khiến chức năng co cơ hạn chế.
  • Căng cơ: thường do cơ chưa được làm nóng mà đã hoạt động mạnh, nhanh đột xuất khiến cơ không kịp thích ứng, kéo căng gây đau.
  • Rách cơ: là do một tổn thương nặng khiến cơ đau sưng, chảy máu, máu cục cần đến phẫu thuật để trực tiếp lấy máu ra.
  • Đứt cơ: là chấn thương nặng nhất, có thể đứt hoàn toàn gây bầm máu, khớp sưng và lỏng lẻo, không thể cử động được.
  • Trật khớp do vận động mạnh liên tục khiến các đầu xương và ổ khớp bị trật ra, mặt khớp di lệch.
  • Bong gân: là do dây chằng xung quanh khớp bị giãn quá mức dẫn tới rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương.

2. Các chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông

Chấn thương trong khi chơi cầu lông thường do sử dụng quá mức các chuyển động trên cao lặp đi lặp lại gây chấn thương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân cụ thể như sau:

  • Chấn thương khuỷu tay (tennis elbow): còn được gọi là viêm xương sống hai bên do kỹ thuật trái tay kém ở người chơi có cổ tay mềm hoặc cong trong cầu lông.
  • Khuỷu tay ném vợt (Golfer’s elbow): là chấn thương tương tự như khuỷu tay tennis nhưng thay vào đó gây đau bên trong khuỷu tay do kỹ thuật không tốt hoặc đập cầu quá mạnh
  • Viêm gân cổ tay: dùng để chỉ cơn đau khởi phát dần ở cẳng tay, cổ tay và bàn tay, phát triển theo thời gian và ngày càng nghiêm trọng
  • Viêm gân cổ tay quay: là trạng thái thoái hoá ảnh hưởng đến một hoặc nhiều gân của vòng bít quay ở vai. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau vai dần dần theo thời gian do căng dây quấn cổ tay quay mà không chữa trị đúng cách.
  • Bong gân mắt cá chân: thường do mắt cả chân cuộn vào trong dưới trọng lượng của phần còn lại cơ thể dẫn tới tổn thương dây chằng bên ngoài mắt cá.
  • Viêm gân bánh chè: là một chấn thương do lạm dụng quá mức mặt trước của đầu gối, khu trú về một điểm phía dưới xương bánh chè. Sự căng thẳng lặp đi lặp lại khi chạy nhảy quá nhiều có thể gây viêm hoặc thoái hoá gân bánh chè.

Xem ngay: Chấn thương vai khi chơi cầu lông

3. Sơ cứu các chấn thương trong cầu lông như thế nào?

Trong đa phần các tổn thương nhẹ có thể tuân theo nguyên tắc điều trị PRICE gồm Protection, Rest, Ice, Compression và Elevation cụ thể như sau:

  • Protection (bảo vệ): nghĩa là bảo vệ vết thương khỏi hư hại thêm, có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như băng nén.
  • Rest (nghỉ ngơi): hạn chế tập thể dục và cố gắng giảm nhu cầu hoạt động hàng ngày để phục hồi nhanh.
  • Ice (đá): chườm đá hoặc liệu pháp lạnh tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng đau viêm.
  • Compression (nén): sử dụng băng ép để giảm sưng và cố định
  • Elevation (nâng cao): giữ vùng bị thương cao hơn mức tim khi có thể để cải thiện lưu thông đến vùng đó và giúp giảm sưng.

4. Phòng ngừa các chấn thương khi đánh cầu lông

Để hạn chế các chấn thương khi chơi cầu lông, người tham gia cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng vợt cầu lông chất lượng phù hợp với lối đánh và trình độ để bảo vệ các cơ, khớp ở vai và tay tránh áp lực lớn.
  • Sử dụng giày thể thao đánh cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng
  • Khởi động làm nóng tất cả nhóm cơ thật kỹ, đúng kỹ thuật trước và xả cơ, giãn cơ sau khi đánh cầu.
  • Nên chơi ở thảm cầu lông, sàn, sân cầu lông phẳng không có vật nhỏ trơn trượt, không gian đạt tiêu chuẩn, đủ độ sáng và an toàn
  • Thực hiện đúng kỹ thuật trong di chuyển để tránh rơi vào tư thế sai gây chấn thương.
  • Sử dụng dụng cụ, phụ kiện như băng cổ chân, vớ hỗ trợ cổ chân, bó cổ tay, khuỷu tay, băng cơ vai, đai lưng
  • Luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức bền, tăng khả năng hồi phục trong trường hợp chấn thương nhẹ.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về những nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông để biết cách phòng ngừa và sơ cứu chấn thương hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ đến bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan