Không biết cách xoay bẻ cổ làm hại cổ thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Dương Tiến, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

1. Những tổn thương có thể gặp khi xoay bẻ cổ

Như vậy có thể thấy việc vặn, xoay cổ sẽ giúp bạn làm giảm áp lực này, tạo cảm giác khoan khoái cho cơ thể, từ đó khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng thực hiện không đúng cách hoặc thực hiện thường xuyên và quá mạnh có thể gây ra các cơn đau khó chịu và có thể làm tổn thương vùng cổ. Bởi cổ là vùng quan trọng và nguy hiểm. Tại vùng cột sống cổ có những cơ quan rất quan trọng như tủy sống, các rễ thần kinh, các động mạch chính đi lên não. Xoay cổ quá mạnh và thường xuyên để tạo ra tiếng rắc bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Tổn thương mô và cột sống ở vùng cổ
  • Chèn ép dây thần kinh cổ dẫn đến đau đớn, giảm phạm vi chuyển động của cổ khiến bạn khó hoặc không thực hiện những hoạt động của cổ
  • Làm căng cơ cổ
  • Tăng áp lực lên các đốt sống
  • Kéo giãn dây chằng trong khớp cổ khiến các khớp xương lỏng lẻo, hay mất ổn định: khi bạn xoay cổ nhiều lần có thể làm suy yếu khả năng nâng đỡ phần đầu khiến nó dễ bị tổn thương
  • Tăng nguy cơ thoái hoá đốt sống cổ
  • Thủng mạch máu do bẻ cổ quá mạnh: Hay nguy hiểm hơn khi bẻ cổ sai cách và thường xuyên có thể gây vỡ động mạch đốt sống khiến những cục máu đông hình thành trong não dẫn đến đột quỵ hay thậm chí là tử vong.

2. Hạn chế rủi ro khi xoay bẻ cổ

Để tránh rủi ro, có thể xoay cổ bằng cách:

  • Bước 1: Nới lỏng các cơ cổ trước khi bẻ khớp cổ. Để thư giãn, bạn hãy cúi đầu với cằm hướng về phía xương ức và giữ yên trong 20 giây. Sau đó di chuyển đầu về phía sau, mắt nhìn lên trần nhà và thư giãn trong 20 giây. Ngoài ra bạn có thể xoay cổ theo chiều kim đồng hồ
  • Bước 2: Nghiêng về một bên để kéo căng cơ cổ trong 20 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Bước 3: Đặt tay trái dưới cằm với lòng bàn tay ôm trọng xương quai hàm. Sau đó đặt tay phải ra sau đầu, cánh tay cong tạo cảm giác thoải mái. Lúc này, bạn hãy giữ chặt đầu và cằm, bắt đầu kéo căng sang bên trái lúc này có thể nghe tiếng kế răng rắc. Cuối cùng: bạn có thể thay đổi vị trí tay và kéo căng sang bên phải

Lưu ý:

  • Bẻ khớp cổ nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn
  • Không dùng lực mạnh. Nên dùng lực nhẹ và thực hiện một cách từ từ.
  • Không cố gắng vặn cổ tròn với lực mạnh để ngăn ngừa chấn thương cổ.
  • Không tiếp tục bẻ khớp cổ nếu có cảm giác khó chịu hoặc đau. Trường hợp này nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị.
  • Không thực hiện chuyển động một cách đột ngột.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan