Nên là gì khi trẻ đau chân do ngã, nhưng chụp X-quang không phát hiện vấn đề?

Hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em có bị ngã do trơn trượt khi dẫm phải nước dưới sàn. Sau khi bị ngã em có thấy chân phải của cháu không dám đứng nên đã cho đi chụp X-quang xương cẳng chân phải và cháu không sao. Nhưng hôm nay, em có va quệt vào chân cháu lúc đi qua và thấy bàn chân phải của cháu khi xoay nghẹo về bên phải và cháu co rúm người lại. Vậy nên là gì khi trẻ đau chân do ngã, nhưng chụp X-quang không phát hiện vấn đề? Ngoài ra, bé đã 21 tháng tuổi và mới tháo bột 12 ngày do nứt xương cẳng chân phải ạ. Mong bác sĩ sớm tư vấn cho em. Em cảm ơn.

Lê Thị Hiền (1996)

Trả lời

Xin chào bạn. Đối với thắc mắc về vấn đề nên là gì khi trẻ đau chân do ngã, nhưng chụp X-quang không phát hiện vấn đề? bác sĩ xin trả lời như sau:

Qua trình bày của bạn thì tôi hiểu là con của bạn 21 tháng tuổi, bị nứt xương cẳng chân đã bó bột. Nay đã tháo bột thì lại bị trượt chân ngã, bạn đã đưa con đi khám bác sĩ và chụp X-quang cẳng bàn chân, bác sĩ bảo không sao nhưng khi chạm vào chân cháu vẫn đau. Bạn cần đưa cháu khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình trẻ em để bác sĩ tìm nguyên nhân đau chân ở trẻ và sớm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhé.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Văn Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tổn thương sụn tăng trưởng ở trẻ em
    Tổn thương sụn tăng trưởng ở trẻ em

    Gãy xương ở trẻ em, thường liên quan đến tổn thương sụn tăng trưởng. Gãy sụn tăng trưởng ở trẻ em gây ảnh hưởng đến mô xương đang phát triển gần các đầu xương của trẻ. Chẩn đoán tổn thương ...

    Đọc thêm
  • dập móng tay
    Sơ cứu dập móng tay đúng cách

    Ngón tay cho phép cơ thể sờ chạm, cầm nắm cũng như thực hiện các động tác tinh vi để tương tác với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, móng tay hay ngón tay rất dễ dàng bị thương ...

    Đọc thêm
  • bị trật khớp cổ tay
    Trật khớp cổ tay có cần bó bột không?

    Trật khớp cổ tay là tình trạng khớp cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây triệu chứng sưng đỏ, đau đớn dữ dội tại khu vực bị ảnh hưởng. Người bị trật khớp cổ tay cần ...

    Đọc thêm
  • bó bột bị teo cơ
    Teo cơ sau chấn thương

    Teo cơ hậu chấn thương là tình trạng suy giảm khối lượng cơ bắp, yếu cơ sau khi trải qua thời gian hạn chế vận động do bó bột. Với trường hợp teo nhẹ người bệnh có thể can thiệp ...

    Đọc thêm
  • bó bột vai
    Quy trình bó bột khu vực ngực - vai - cánh tay

    Bó bột ngực vai cánh tay không quá khác biệt so với bó bột chữ U và phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp gãy 1⁄3 xương cánh tay, gãy cổ xương cánh tay, gãy xương ...

    Đọc thêm