Nguyên nhân gây sưng, tê bì chân là do đâu?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Hôm trước, em có bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và đầy bụng, bụng căng cứng dù không ăn nhiều. Sau khi móc họng và nôn được thì bụng đỡ đau, hết đầy bụng và tiêu chảy, có thể ăn uống bình thường trở lại sau 2 - 3 tiếng. Sau đó 2 ngày, em bị căng cứng cơ trước cẳng chân (trước đấy, do đi bộ nhiều trong 4-5 ngày, em đã bị mỏi và đau cơ đùi, cơ chân từ trước) và cuối ngày hôm đó, em phát hiện chân bị sưng và tê từ đầu gối xuống bàn chân. Em ngâm chân trong nước gừng nóng 2 hôm thì hết sưng, nhưng chân vẫn bị tê. Vậy bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân gây sưng, tê bì chân là do đâu? Em phải làm gì thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hường - Bác sĩ đa khoa - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nguyên nhân gây sưng, tê bì chân là do đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tê bì chân tay kèm theo đau nhức xương khớp xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến. Đây là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, hạn chế vận động cơ thể.
  • Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị bào mòn, tổn thương do các yếu tố tiêu cực sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân. Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm cứng khớp.
  • Hẹp ống sống: Đây là dạng bệnh bẩm sinh, cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Bệnh để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn
  • Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn và tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.
  • Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.
  • Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.
  • Nguyên nhân do chấn thương: Tai nạn, va chạm, ngã khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.

Tê bì chân tay sinh lý, gặp trong các trường hợp:

  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông: Tê bì chân tay sau sinh hoặc do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ,...
  • Tư thế làm việc: Bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh. Từ đó gây tê tay chân.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót,... sẽ khiến tay chân tê bì.
  • Ảnh hưởng thời tiết: Một số người gặp trời lạnh sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì.
  • Stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da tê ngứa và tê bì tay chân.
  • Tê chân tay có thể là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.

Phòng ngừa bệnh tê bì tay chân

  • Tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
  • Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối giúp lưu thông máu tốt, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng.
  • Tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, vào mùa đông có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để giảm đau nhức và tê bì

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân

  • Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
  • Chụp X-quang.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Canxi, kẽm, vitamin D,...

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân. Phần lớn các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu. Nếu do nguyên nhân sinh lý: Những cách khắc phục ngay tại nhà khi bị tê chân bao gồm:

  • Tránh ngồi nhiều, đứng lâu: Chú ý không cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.
  • Nghỉ ngơi: Giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chườm lạnh. Chườm lạnh vào chân và bàn chân 15 phút/ngày có thể giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chườm nóng. Những người bị tê chân do dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể áp dụng chườm nhiệt.
  • Xoa bóp chân và bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.
  • Tập thể dục. Những bài tập thể dục như yoga, Pilates, aerobic có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm viêm, đau, giảm tê chân.
  • Tắm muối Epsom. Để giảm tê chân người bệnh có thể tắm nước muối Epsom chứa magie giúp tăng lưu lượng máu và lưu thông.
  • Ngủ đủ giấc. Những người bị tê chân có thể do thiếu ngủ cho nên cần ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: Vitamin nhóm B, vitamin C, Glucosamin,... Đặc biệt, vitamin C và protein giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Nếu bạn còn thắc mắc về tê bì chân, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Detyltatyl 250mg
    Công dụng thuốc Detyltatyl 250mg

    Detyltatyl 250mg chứa hoạt chất Mephenesin, một thuốc giãn cơ có tác dụng trung ương. Thuốc giúp thư giãn cơ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý đọc giả một ...

    Đọc thêm
  • Ostagi 70
    Công dụng thuốc Ostagi 70

    Thuốc Ostagi 70 thuộc nhóm thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc có thành phần chính acid alendronic thường được dùng để điều trị loãng xương ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh để giảm nguy ...

    Đọc thêm
  • tanaldecoltyl
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl

    Thuốc Tanaldecoltyl được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thoái hoá cột sống, đau thắt lưng và một số rối loạn tư thế cột sống khác. Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm
  • Cadinesin
    Công dụng thuốc Cadinesin

    Thuốc Cadinesin có chứa thành phần chính là Mephenesin, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng. Thuốc có công dụng giãn cơ và điều trị các trường hợp làm tăng trương lực cơ.

    Đọc thêm
  • wogestan
    Công dụng thuốc Wogestan

    Thuốc Wogestan có thành phần chính là Tolperison hydroclorid, được sử dụng trong điều trị rối loạn thần kinh thực thể, tăng trương lực cơ, co thắt cơ, các bệnh vận động, phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn ...

    Đọc thêm