Viễn cảnh lạc quan dành cho máu cuống rốn

Bài viết được viết bởi TS Nguyễn Văn Tình, CN. Đỗ Hoàng Việt Tùng, TS. Lý Thị Thanh Hà, và TS. Ngô Anh Tiến - Ngân hàng Mô Vinmec

Cấy ghép máu cuống rốn ngày càng phát triển. Đây được coi là nguồn tế bào gốc quý giá, có ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo cho chính trẻ và người thân trong tương lai.

1. Bối cảnh ngành cấy ghép máu cuống rốn (MCR)

Những thuận lợi, khó khăn cùng các cột mốc quan trọng trong ngành cấy ghép máu cuống rốn (MCR) suốt hơn 30 năm qua đã được Tiến sĩ Kindwall-Keller và Ballen khái quát trên tạp chí Stem Cells Translational Medicine số ra ngày 16/06/2020.

Đầu tiên, tác giả nhấn mạnh vào những điểm lợi của MCR trong cấy ghép tế bào gốc tạo máu, bao gồm tính sẵn có, khả năng đáp ứng cao ngay cả khi không hòa hợp 100% chỉ số Human Leukocyte Antigen (HLA), thu nhỏ tỷ lệ mắc bệnh ghép chống chủ cấp và mạn tính, giảm thiểu nguy cơ lây phải các bệnh truyền nhiễm, và cải thiện thể trạng, tránh tái phát bệnh bạch cầu ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm cần lưu ý về những hạn chế của MCR trong quá trình cấy ghép như nguồn mẫu còn hạn chế, sự trì hoãn trong việc tái thiết hệ miễn dịch, và chi phí ghép cao. Khoảng 40 năm về trước, Tiến sĩ Hal Broxmeyer đã chỉ ra được MCR, phần máu còn sót lại trong nhau thai và dây rốn của em bé sau khi sinh và thường bị tiêu hủy như một loại rác thải y tế, thực chất lại rất giàu các tế bào gốc và tế bào tiền thân tạo máu. Ông cũng chứng minh thêm được rằng các tế bào MCR có khả năng tăng sinh mạnh hơn và tỷ lệ tế bào gốc và tế bào tiền thân cao hơn khi so sánh với tủy xương của người trưởng thành – qua đó khẳng định câu nói “trẻ thì khỏe hơn”.

Tiến sĩ Broxmeyer là chủ nhiệm các công trình nghiên cứu, cùng một nhóm các cộng sự ở New York Blood Center (NYC) đã phát triển các kỹ thuật thu thập và bảo quản lạnh MCR với mục tiêu thực hiện một ca cấy ghép tế bào gốc tạo máu mà trong đó MCR là nguồn dự trữ chứ không phải tủy xương. Ca cấy ghép đầu tiên đã được thực hiện bởi Eliane Gluckman ở Paris, Pháp vào năm 1988 bằng cách sử dụng MCR của người em ruột có HLA tương đồng để điều trị cho anh trai 5 tuổi mắc bệnh thiếu máu Fanconi, đã thành công tốt đẹp.

Các ca cấy ghép MCR sau đó giữa các anh chị em ruột đã chỉ ra sự suy giảm của tình trạng ghép chống chủ cấp tính đi gấp 10 lần, và điều này dẫn đến giả thuyết rằng liệu MCR có thể thay thế tủy xương để trở thành nguồn quyên góp cho việc cấy ghép tế bào gốc tạo máu mà không cần phải hoàn toàn hòa hợp HLA. Pablo Rubinstein cùng các cộng sự đã thiết lập nên ngân hàng MCR từ người hiến tặng không cùng huyết thống đầu tiên tại Mỹ vào năm 1991.

Các báo cáo năm đều chỉ ra rằng: MCR khi được bảo quản lạnh và cất trữ trong ngân hàng, vẫn có thể được sử dụng để phục vụ cho quá trình cấy ghép dòng tủy và dòng lympho lâu dài, và MCR được dùng để cấy ghép không cần phải trùng khớp hoàn toàn chỉ số HLA giữa người cho và người nhận mà không sợ làm tăng nguy cơ mắc ghép chống chủ.

Viễn cảnh lạc quan dành cho máu cuống rốn
Máu cuống rốn là nguồn tế bào gốc quý giá

2. Ngành cấy ghép máu cuống rốn ngày càng phát triển

Trải qua 10 năm liên tiếp, hàng trăm ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng lẫn tư nhân đã được thiết lập trên toàn thế giới. Theo số liệu công bố, tính đến nay đã có khoảng 800.000 đơn vị đang được tích lũy trong các ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng.

Đặc biệt, MCR là nguồn lưu giữ tế bào gốc tạo máu duy nhất được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Liều lượng tế bào của một đơn vị MCR được dùng trong một ca cấy ghép được xác định như một nhân tố thiết yếu đối với sự thành công của một quá trình ghép, và liều tổng tế bào tối thiểu được điều chỉnh ở mức 25 triệu tế bào/kg dựa trên số lượng trước khi đem đi bảo quản lạnh. Điều này đã dẫn đến việc sự thành công trong việc sử dụng MCR từ người hiến tặng cho các bệnh nhi cần can thiệp cấy ghép tế bào gốc tạo máu khi điều trị các khối u lành và ác tính.

Năm 2005, Juliet Barker và John Wagner đã chỉ ra được rằng liều lượng tế bào có thể gia tăng bằng cách sử dụng cùng lúc hai đơn vị MCR cho một lần cấy ghép của bệnh nhân. Điều thú vị là chỉ một đơn vị của người hiến tặng tham gia vào việc cấy ghép, còn đơn vị khác dường như chỉ phụ giúp nhằm cải thiện kết quả. Các phương pháp thay thế khác để gia tăng số lượng tế bào MCR trước khi cấy ghép đã được nghiên cứu trong hơn một thập kỷ, và trong vài tháng qua, sự gia tăng của các tế bào CD133 trong nicotinamide, được chế tạo bởi công ty Gamida Cell Ltd ở Jerusalem, đã đi đến bước quan trọng cuối cùng trong việc đẩy nhanh quá cấy ghép bạch cầu trung tính ở một thử nghiệm đăng ký tại giai đoạn III và đang được cân nhắc cấp giấy phép của FDA Hoa Kỳ.

Đây là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực MCR, bởi vì nó mang lại cơ hội sử dụng số lượng các đơn vị được lưu trữ cộng đồng cho mọi đối tượng bệnh nhân, qua đó rút ngắn thời gian thực hiện và thời gian nằm viện cũng như cải thiện kết quả tổng thể. Mặc dù việc thực hiện kéo dài và tỉ lệ tử vong liên quan đến quy trình cấy ghép MCR gia tăng, song khả năng sống sót mà không bị tái nhiễm hay ghép chống chủ lại cho kết quả tổng thể tương đương thậm chí cao hơn so với kết quả được tìm thấy ở các nguồn tế bào gốc tạo máu khác. Điều này là bởi tỉ lệ tử vong gia tăng liên quan tới cấy ghép không đáng kể so với hiệu quả của việc sự suy giảm của bệnh ghép chống chủ cấp và mạn tính và cải thiện sức đề kháng chống tái phát ở các bệnh nhân bị ung thư máu.

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy lợi ích rõ ràng của cấy ghép MCR đối với người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc phải ung thư máu, khi tác dụng của việc cấy ghép với bệnh bạch cầu đã được duy trì mà không làm tăng tình trạng ghép chống chủ ở bệnh nhân. MCR cũng là nguồn ghép lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mà liều lượng tế bào tương đối cao và quá trình cấy ghép diễn ra nhanh chóng. Thêm vào đó, vì MCR về cơ bản là một sản phẩm “sẵn có”, do đó nó được coi như là nguồn tài trợ tiện lợi cho trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc các rối loạn cơ bẩm sinh hay các hội chứng suy giảm miễn dịch yêu cầu cấy ghép trong 1-2 tháng đầu đời.

Theo số liệu ghi nhận trong 55 năm qua, sàng lọc sơ sinh được ghi nhận là đã cứu hoặc cải thiện cuộc sống của hàng ngàn trẻ em mắc các chứng rối loạn nghiêm trọng nhưng có thể điều trị với tiên lượng tốt nếu điều trị kịp thời, chẳng hạn như suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, thiếu men G6PD gây tan máu vàng da, thiếu máu do hồng cầu hình liềm và xơ nang...

Trong vòng 72 giờ sau sinh, trẻ sẽ được lấy máu gót chân hoặc máu tĩnh mạch để tiến hành các xét nghiệm sàng lọc. Có hai cách thức sàng lọc là sàng lọc với các xét nghiệm sinh hóa và sàng lọc bằng xét nghiệm gen. Danh mục các bệnh lý sử dụng trong sàng lọc sơ sinh được xây dựng bởi đội ngũ chuyên môn của bệnh viện và dựa trên các khuyến cáo của thế giới. Theo đó những bệnh lý di truyền thường gặp, có ý nghĩa nếu chẩn đoán sớm sẽ được ưu tiên chọn lựa, song cũng có thể bổ sung dựa trên tiền sử gia đình của khách hàng. Vì vậy, nhu cầu về MCR là nguồn hiến tặng phục vụ cho cấy ghép từ đó cũng tăng lên.

Đối với một số bệnh lý di truyền, việc thu thập máu cuống rốn tự thân được sử dụng làm nguồn HSC trong việc truyền tải đã mở ra một nguồn tế bào không xâm lấn và lý tưởng cho công nghệ này. Đối với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, nơi việc duy trì sự biểu hiện của gen gamma là một cách tiếp cận mới dành cho liệu pháp gen, thì máu cuống rốn, nơi gen gamma về mặt logic sinh học vẫn “bật” lại là nguồn tế bào gốc tạo máu lý tưởng cho phương pháp này.

Trải qua 3-5 năm, việc sử dụng từ những người hiến tặng có mức độ gắn kết tương đồng đã nổi lên như một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này, tuy nhiên phương pháp cấy ghép này đã làm tăng tỷ lệ tái phát ở một số bệnh nhân ung thư máu và tăng tỷ lệ đào thải ở một số bệnh nhân mắc các bệnh lý di truyền, vì vậy đây cũng không phải là giải pháp hoàn hảo.

Cuối cùng, các ngân hàng MCR đã phát triển yếu tố chuyên môn độc đáo trong sản xuất GMP các sản phẩm tế bào. Họ đã tạo ra cơ sở hạ tầng để chiêu mộ những người hiến tặng, thu mua các mẫu MCR cùng các mô sau sinh, xác định sự phù hợp của người hiến tặng, thử nghiệm, xử lý, bảo quản lạnh, vận chuyển và rã đông các đơn vị MCR đủ điều kiện để cấy ghép. Ngoài ra, việc lưu trữ các mô sau sinh có thể được sử dụng để sản xuất các liệu pháp tế bào phục vụ cho y học tái tạo. Các liệu pháp miễn dịch có hiệu quả cao bao gồm CAR-NK và các tế bào T gây độc tế bào từ người hiến tặng đã được sản xuất từ MCR và đang được phát triển để thương mại hóa. Dẫn xuất của các tế bào bạch cầu đơn nhân CD14 trong MCR hiện đang được thử nghiệm lâm sàng trong việc điều trị các bệnh thiếu oxy-huyết và thâm hụt myelin.

MCR được xét đến như 1 một liệu pháp điều trị cho trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, một căn bệnh gây tàn tật nghiêm trọng với tỷ lệ ngày càng phổ biến trong xã hội chúng ta. Cuối cùng, các mô cuống rốn và nhau thai – một nguồn dồi dào các tế gốc trung mô, hiện đang được thử nghiệm trên nhiều bệnh với vai trò là các tác nhân điều biến miễn dịch và ức chế các trạng thái tiền viêm, 21 bao gồm cả điều trị các biến chứng của COVID-19. Vì vậy, các cặp vợ chồng chuẩn bị đón đứa con của mình không nên từ bỏ máu cuống rốn và các sản phẩm từ các mô sau sinh liên quan.

Ngành công nghiệp MCR là ngành đầu tiên tham gia vào môi trường trị liệu tế bào được theo quy chuẩn pháp luật, nhưng kinh nghiệm và tiến bộ của nó cho đến nay vẫn là đòn bẩy để phát triển nhiều liệu pháp đầy hứa hẹn và thú vị sắp tới.

Viễn cảnh lạc quan dành cho máu cuống rốn
Máu cuống rốn được bảo quản lạnh và cất trữ trong ngân hàng

3. Dịch vụ lưu trữ tế bào gốc Máu cuống rốn và dây rốn tại Vinmec

Ngân hàng Mô Vinmec được tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi cấy tăng sinh và bảo quản tế bào gốc trung mô từ dây rốn (MSC) và tế bào gốc máu cuống rốn từ Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec, đơn vị tiên phong về nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực y Sinh học tại Việt Nam.

Tại Vinmec hiện nay có Gói thu thập và xử lý máu cuống rốn, bên cạnh việc lưu trữ máu cuống rốn thì cả mô dây dây rốn và tế bào gốc trung mô được lưu trữ trong các ống nhỏ chuyên dụng, bảo quản lạnh trong điều kiện âm sâu (-196 độ C) cho phép sử dụng cho nhiều phương pháp điều trị và các mẫu có thể được giã đông độc lập vào các thời điểm khác nhau. Khi cần sử dụng, khách hàng có thể sử dụng lượng tế bào đã được phân tách sẵn hoặc chỉ lấy một phần nhỏ để nuôi cấy tăng sinh. Với mô dây rốn, trong đó có chứa nhiều loại tế bào gốc, cũng sẽ được khách hàng sử dụng trong các liệu pháp tế bào để chữa trị cho em bé và gia đình trong tương lai.

Để biết rõ hơn về các dịch vụ liên quan tới lưu trữ Tế bào gốc, bạn có thể liên hệ tới Ngân hàng Mô Vinmec theo thông tin:

Ngân hàng Mô Vinmec - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 0936246199

Email: v.biobank@vinmec.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

Kurtzberg, Joanne. "The view for cord blood is “cup half full” not “cup half empty”." Stem cells translational medicine (2020).

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

304 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan