Chấm màu trắng viền đỏ trong miệng có phải là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Sáng nay, em thấy trong miệng con có một chấm màu trắng viền màu đỏ. Bác sĩ cho em hỏi, chấm màu trắng viền đỏ trong miệng có phải là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng không?

Nguyễn Thị Hằng (2000)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chấm màu trắng viền đỏ trong miệng có phải là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh tay chân miệng gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71, lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có các biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn; nốt ban hồng nổi trên bề mặt da, chân tay sau hóa bọng nước; vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt.

Bé mới có chấm trắng ở trong miệng nhưng chưa có các triệu chứng khác kể trên. Vì vậy, bạn nên theo dõi các triệu chứng khác kèm theo. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám kỹ hơn và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh chân tay miệng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

710 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phù tay
    Tìm hiểu bệnh phù mạch di truyền

    Phù mạch di truyền là một rối loạn hiếm gặp. Bệnh nhân có thể phù đột ngột nhanh tại nhiều vị trí của cơ thể như mặt, chân, tay, bộ phận sinh dục, thậm chí là ở hầu họng, thành ...

    Đọc thêm
  • Làm thế nào để biết dị ứng kháng sinh nào?
    Cảnh giác với dị ứng kháng sinh Cefotaxim

    Kháng sinh Cefotaxim thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng lên vi khuẩn gram âm mạnh hơn so với thế hệ 1 và 2. Thuốc kháng sinh Cefotaxim được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ...

    Đọc thêm
  • Thuốc karbinal er
    Thuốc Karbinal ER: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

    Thuốc Karbinal ER còn được sử dụng với tên khác là CARBINOXAMINE MALEATE. Thuốc được điều chế ở dạng viên nén, viên nang hoặc dạng lỏng. Thuốc có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị các trường hợp ...

    Đọc thêm
  • Kallitis
    Công dụng thuốc Kallitis

    Thuốc Kallitis có thành phần chính là Desloratadin và Pseudoephedrin, được sử dụng trong điều trị các trường hợp bị dị ứng theo mùa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban,... Việc sử dụng thuốc Kallitis nên được ...

    Đọc thêm
  • Levohistil
    Công dụng thuốc Levohistil

    Thuốc Levohistil với thành phần chính là hoạt chất Levocetirizine, được chỉ định để điều trị triệu dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa da và viêm mũi do thời tiết thay đổi.

    Đọc thêm