......

Nghén nặng khi mang thai 9 tuần phải làm thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em mang thai hơn 9 tuần. Em nghén rất nặng, không ăn uống được, đi vài bước là chóng mặt. Bác sĩ cho em hỏi nghén nặng khi mang thai 9 tuần phải làm thế nào? Em có thể truyền nước hoặc đạm để cơ thể khỏe hơn không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Vưu Khánh Linh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nghén nặng khi mang thai 9 tuần phải làm thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nguyên nhân nghén khi mang thai:

  • Nồng độ hormone tăng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Giảm lượng đường trong máu cũng là một lý do khác gây ốm nghén.
  • Buồn nôn và ói mửa cũng thường được kích hoạt bởi một số mùi nồng, thức ăn cay nóng, nước bọt,...
  • Hoặc thậm chí là không có tác nhân nào.

Đa số các trường hợp nghén thường nhẹ và sẽ giảm dần sau 14 tuần. Một số biện pháp có thể sử dụng giúp giảm bớt nghén khi mang bầu, chẳng hạn như:

  • Bổ sung vitamin B-6.
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu trước khi sinh.
  • Các sản phẩm chiết xuất từ gừng, như rượu, trà và siro,...

Ngoài ra, để giảm bớt kích thích gây nghén, thai phụ nên:

  • Uống nhiều nước, trước và sau bữa ăn.
  • Nghỉ ngơi.
  • Để nhà cửa và nơi làm việc thông thoáng.
  • Loại bỏ mùi hương khiến bạn buồn nôn.
  • Tránh khói thuốc lá, thức ăn cay và béo.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Uống thêm vitamin bổ sung vào ban đêm.

Hội chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum - HG): Đối với một số phụ nữ mang thai, cảm giác buồn nôn và nôn khiến họ sụt cân nghiêm trọng. Đây được gọi là, gây mất cân bằng điện giải và giảm cân không kiểm soát. Nếu không được điều trị, tình trạng này có nguy cơ làm mất nước nghiêm trọng hoặc giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai, nguy hiểm nhất là gây hại cho em bé của bạn.

Thai phụ bị ốm nghén nặng thường phải nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch (IV) để bù nước. Nếu bạn nghén nhiều, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn nước và điện giải nặng, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ thêm.

Nếu bạn còn thắc mắc về nghén nặng khi mang thai 9 tuần, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

1.1K

Bài viết liên quan
  • Dịch truyền
    Truyền dung dịch vào tĩnh mạch

    Truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp nhiều người lựa chọn để đưa vào có thể một lượng nước, chất dinh dưỡng... bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách và thật sự ...

    Đọc thêm
  • Bà bầu bị đau đầu
    Rối loạn giấc ngủ khi mang thai

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của con người. Ở giai đoạn mang thai, đa số các bà bầu bị rối loạn về giấc ngủ, trong đó trên 90% bà bầu bị mất ngủ.

    Đọc thêm
  • nghén khi mang thai
    Buồn nôn và nôn khi mang thai giai đoạn đầu

    Ốm nghén khi mang thai thường xảy ra từ tuần thứ 5 - 18 của thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 50 - 90% phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai, kèm theo hoặc không kèm theo nôn. ...

    Đọc thêm
  • e4ab6845263c0dc801759b76634a594d.jpg
    Mừng 20-10, nhận ngay ưu đãi từ Vinmec

    Mừng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec gửi tới các mẹ lời chúc tốt đẹp nhất và dành tặng tới các mẹ một ưu đãi đặc biệt.

    Đọc thêm
  • 41556-khai truong vinmec sg (2).JPG
    Cho yêu thương trọn vẹn

    Mang thai là hành trình kì diệu nhất trong cuộc đời người phụ nữ, và trong suốt thai kỳ, mỗi người đều có những sự thay đổi khác nhau, với những mối quan tâm, lo lắng khác nhau. Hiểu được ...

    Đọc thêm