Đau vú

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phùng Thị Phương Chi - Bác sĩ chuyên khoa ung bướu, Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đau vú là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi đến khám tại phòng khám bệnh lý tuyến vú, dùng để mô tả các tình trạng như cảm giác căng, nóng rát, siết chặt... trong mô tuyến vú. Cơn đau vú có thể liên tục hoặc thỉnh thoảng xảy ra.

1. Triệu chứng đau vú

Khoảng 70% phụ nữ có cơn đau vú ở 1 vài thời điểm trong đời, nhưng chỉ có khoảng 15% trường hợp cần điều trị thuốc.

Đau vú có thể từ nhẹ đến nặng, có thể xảy ra khoảng 2-3 ngày trong tháng trước mỗi chu kỳ kinh, thường là từ nhẹ đến trung bình, ở cả 2 vú. Đôi khi cơn đau vú kéo dài 1 tuần hoặc hơn, bắt đầu từ trước chu kỳ kinh và có thể kéo dài. Đôi khi cơn đau diễn biến liên tục trong tháng và không liên quan đến chu kỳ kinh.

Hầu hết đau vú xảy ra ở phụ nữ chưa mãn kinh, một số ít trường hợp xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh.

Hầu hết đau vú là dấu hiệu lành tính.

Một số đau vú kéo dài không giải thích được nguyên nhân vì sao hoặc đau vú mãn kinh thì cần đến khám bác sĩ.

Đau vú chia làm 2 loại: đau theo chu kỳ và không theo chu kỳ kinh

Đau ngoài tuyến vú

Đau ngoài tuyến vú để chỉ những cơn đau vùng tuyến vú nhưng thực tế bắt nguồn từ ngoài mô tuyến vú như cơ ngực hoặc khoang liên sườn.

2. Nguyên nhân đau vú

Đôi khi không thể xác định rõ nguyên nhân, có thể có 1 hoặc vài yếu tố dưới đây:

2.1 Đau vú theo chu kỳ

  • Nội tiết: Đau vú theo chu kỳ có quan hệ mạnh mẽ với nội tiết tố nữ và chu kỳ kinh. Đau vú theo chu kỳ thường giảm hoặc mất đi khi có thai hoặc mãn kinh. Đau vú theo chu kỳ có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong đời:

+ Giai đoạn dậy thì

+ Theo chu kỳ kinh hoặc khi bạn có hội chứng trước có kinh.

+ Đau trong thai kỳ, thường là ở tam cá nguyệt đầu tiên.

+ Cho con bú. Thỉnh thoảng tắc tuyến sữa gây đau và viêm tuyến vú. Thường cần phải điều trị ngay.

+ Mãn kinh.

  • Thay đổi sợi bọc tuyến vú: thường liên quan với nội tiết tố. Sự hình thành mô sợi và mô nang thường gây đau vú, nhưng vô hại. Khoảng 50% phụ nữ từ 20-50 tuổi có đau do nguyên nhân này, và bạn không cần sử dụng thuốc nếu đau không làm ảnh hưởng nhiều.
  • Mất cân bằng acid béo: sự mất cân bằng acid béo trong tế bào có thể làm tuyến vú nhạy cảm hơn với nội tiết tố nữ. Một tác giả tin rằng chế độ ăn ít chất béo hoặc sử dụng dầu anh thảo sẽ làm giảm hiện tượng này
Alpha-limolenic acid an toàn cho phụ nữ cho con bú
Phụ nữ giai đoạn cho con bú có thể xuất hiện triệu chứng đau vú

2.2 Đau vú không theo chu kỳ

  • Cấu trúc vú: đau vú không theo chu kỳ thường xảy ra do sự thay đổi tuyến sữa và ống dẫn sữa. Đau vú có thể do sự phát triển của nang vú. Nang vú đôi khi sờ thấy như 1 khối trong vú, là một túi chứa chất dịch, có thể mềm hoặc căng chắc. Nang vú có thể gây đau vú hoặc không, các nang vú thường lớn lên trong chu kỳ kinh và giảm kích thước khi bạn mãn kinh.
  • Ngoài ra chấn thương, phẫu thuật vú trước đó hoặc những yếu tố tại chỗ có thể gây đau vú. Đau vú có thể nguyên nhân ngoài vú như đau cơ, thành ngực, khớp hoặc nguyên nhân tim mạch, và lan đến tuyến vú.
  • Nhiễm trùng vú: viêm vú hoặc áp xe vú, mặc dù viêm tuyến vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú, nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Nếu quần áo của bạn quá chặt gây tổn thương núm vú, vi khuẩn có thể theo đường ống dẫn sữa gây viêm tuyến vú.
  • Sử dụng thuốc: một số thuốc nội tiết như thuốc điều trị vô sinh hoặc thuốc ngừa thai có thể liên quan đến đau vú. Căng đau vú cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố nữ thay thế ở phụ nữ mãn kinh. Đau vú cũng có thể liên quan với thuốc hướng thần kinh và thuốc tim mạch.

Các thuốc thường gặp như:

  • Thuốc ngừa thai
  • Thuốc estrogen và progesterone thay thế ở phụ nữ hậu mãn kinh
  • Thuốc chống trầm cảm, như SSRI
  • Thuốc chống loạn thần, như Haloperidol
  • Digoxin
  • Methyldopa (Aldomet)
  • Spironolactone (Aldactone)
Digoxin
Thuốc thường gặp như Digoxin có thể liên quan đến đau vú

Một số thuốc khác ít gặp hơn:

  • Diuretics
  • Anadrol (steroid)
  • Thuốc điều trị vô sinh
  • Kích thước vú lớn: phụ nữ với tuyến vú lớn có thể có những cơn đau không theo chu kỳ, đôi khi có thể có những cơn đau ở cổ, vai và lưng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các dây chằng tuyến vú bị kéo căng. Bạn có thể hạn chế đau bằng cách mặc áo ngực nâng đỡ tuyến vú khi ngủ và khi tập thể thao.
  • Phẫu thuật vú: đau vú sau phẫu thuật vú và có thể kéo dài do liên quan sẹo mổ vú. Đau vú là hậu quả của tổn thương thần kinh hoặc viêm nhiễm. Một số trường hợp đau sau mổ có thể kéo dài sau 6 tháng hoặc hơn.

3. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ

  • Đau vú hàng ngày hoặc trên 2 ngày trong tuần
  • Xảy ra ở 1 vùng riêng biệt trên vú, có thể sưng, nóng, đỏ
  • Đau tăng dần, uống thuốc giảm đau không bớt
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sốt hoặc lạnh run
  • Có tiền sử gia đình ung thư vú

Mặc dù hầu hết đau vú là lành tính, tuy nhiên không thể bỏ qua việc theo dõi khi bác sĩ của bạn đã hẹn tái khám

4. Các cách hỗ trợ giảm đau vú


Điều trị giảm đau vú tùy thuộc vào đau vú theo chu kỳ hay không theo chu kỳ. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ xem xét tuổi, bệnh sử và mức độ đau.

4.1 Điều trị đau vú theo chu kỳ

  • Mặc áo ngực nâng đỡ tuyến vú suốt 24 giờ khi đau vú nhiều
  • Giảm ăn muối
Muối
Điều trị đau vú theo chu kỳ bằng cách giảm lượng muối đưa vào cơ thể

  • Uống viên Calcium bổ sung
  • Uống thuốc ngừa thai giúp cân bằng lượng nội tiết tố nữ
  • Uống thuốc ức chế estrogen, như Tamoxifen chẳng hạn
  • Uống thuốc giảm đau, bao gồm NSAID như Ibuprofen hoặc Acetaminophen

4.2 Điều trị đau vú không theo chu kỳ tùy thuộc nguyên nhân đau vú

Luôn luôn báo cho bác sĩ của bạn biết trước khi sử dụng bất cứ thuốc gì trong quá trình theo dõi và điều trị đau vú.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan