Mổ dẫn lưu áp xe não có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi mổ dẫn lưu áp xe não có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Duy - Bác sĩ Ngoại thần kinh - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Mổ dẫn lưu áp xe não có nguy hiểm không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Áp xe não là tình trạng hình thành ổ nhiễm trùng (chứa mủ, vi trùng) bên trong não

Hai phương pháp điều trị chính bao gồm: Phẫu thuật và sử dụng thuốc kháng sinh. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật, mục đích để loại bỏ ổ áp xe (mổ), hoặc giảm thiểu khối lượng áp xe (dẫn lưu), và lấy mẫu vi trùng để cấy, và kết hợp điều trị kháng sinh.

Phẫu thuật áp xe não cũng như các phẫu thuật não khác, điều có những yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của cuộc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: Kinh nghiệm của phẫu thuật viên, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ phẫu thuật (kính vi phẫu, dụng cụ vi phẫu, hệ thống định vị trong mổ,... ) và ekip hỗ trợ phẫu thuật viên.

Biến chứng bao gồm: Chảy máu, tổn thương não, bội nhiễm, dò dịch não tủy, ...

Chăm sóc sau mổ phụ thuộc vào phương pháp can thiệp cũng như mức độ của bệnh, bệnh nhân cần có chế độ vận động phù hợp, đảm bảo nguồn dinh dưỡng, chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và có kế hoạch theo dõi và tái khám để chụp phim kiểm tra.

Nếu bạn còn thắc mắc về mổ dẫn lưu áp xe não có nguy hiểm không, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

750 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • flamotax 1
    Công dụng thuốc Flamotax 1

    Thuốc kháng sinh Flamotax 1 có thành phần chính là Cefotaxim được chỉ định trong các bệnh lý do vi khuẩn Gram âm hoặc Gram dương gây ra như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng tim, viêm ...

    Đọc thêm
  • midataxim 0,75g
    Công dụng thuốc Midataxim 0,75g

    Midataxim 0,75g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được sử dụng để điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm ở cả người lớn ...

    Đọc thêm
  • zentotacxim cpc1
    Công dụng thuốc Zentotacxim CPC1

    Thuốc Zentotacxim CPC1 là kháng sinh phổ rộng, được chỉ định điều trị trong các trường hợp áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, bệnh lậu và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt.

    Đọc thêm
  • Dịch não tủy
    Gây mê nội khí quản đóng đường dò dịch não tủy

    Sự hiện diện của đường dò dịch não tủy là môi trường thuận lợi gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, can thiệp đóng đường dò trong những trường hợp này là có chỉ định thực ...

    Đọc thêm
  • Arisvanco
    Công dụng thuốc Arisvanco

    Arisvanco có thành phần chính là Vancomycin, dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Thuốc được chỉ định trong nhiễm vi khuẩn gram dương nặng, đe doạ tính mạng mà kháng sinh nhóm Beta lactam hay Cephalosporin không nhạy cảm.

    Đọc thêm