Bạn có thể uống rượu khi đang sử dụng kháng sinh không?

Uống kháng sinh với rượu là một trong những điều cần tránh khi đang dùng thuốc kháng sinh, vì rượu gây ra rất nhiều những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người bệnh và đôi khi có cả những tương tác nguy hiểm cho cơ thể.

1. Uống thuốc kháng sinh có được uống bia rượu không?

Bất kỳ hàm lượng rượu nào được đưa vào cơ thể khi đang bị nhiễm trùng đều không được khuyến cáo, vì rượu khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn giấc ngủ và khiến khả năng tự chữa lành giảm đi. Ngoài ra, một số loại kháng sinh nhất định cũng gây ra một số tương tác thuốc đối với rượu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Trên lâm sàng, một vài loại thuốc không kê đơn có thể có cồn trong công thức đó là thuốc ho, thuốc chữa cảm lạnh và cúm. Vì vậy cần kiểm tra thành phần sản phẩm một cách kỹ càng trước khi sử dụng. Thuốc kê đơn cũng có thể chứa cồn nên bệnh nhân cần trao đổi vấn đề này với bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn nhất khi dùng thuốc.

Một trong những tương tác giữa rượu và thuốc kháng sinh phổ biến nhất là tương tác với thành phần Metronidazole có trong nhiều loại kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng dạ dày, ruột, da, khớp và phổi. Phản ứng xảy ra giữa rượu là Metronidazole là phản ứng tương tự Disulfiram với những triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, ói mửa, đỏ bừng, co thắt dạ dày, đau đầu, nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở... Ngoài ra những kháng sinh khác như Cefotetan, Cephalosporin, Tinidazole cũng có thể gây ra phản ứng tương tự khi dùng với rượu. Vì vậy, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên rằng người bệnh không nên uống rượu trong thời gian dùng những loại thuốc này và chỉ được dùng sau khi ngưng thuốc ít nhất 72 giờ đồng hồ. Ngoài ra, rượu cũng gây suy nhược hệ thần kinh trung ương nên nếu dùng rượu chung với Metronidazole sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương với những biểu hiện cụ thể là buồn ngủ, chóng mặt, hồi hộp... Một số vấn đề về dạ dày khác cũng xảy ra khi dùng kháng sinh chung với rượu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày...

Buồn nôn
Một số vấn đề về dạ dày khác cũng xảy ra khi dùng kháng sinh chung với rượu như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày...

2. Tiêm kháng sinh có được uống rượu không?

Rượu thường không ảnh hưởng đến công dụng của kháng sinh trong quá trình chống lại vi khuẩn nhưng sự kết hợp này có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến bệnh nhân khó chịu. Vì vậy dùng thuốc kháng sinh đường uống hay đường tiêm đều không được khuyến khích dùng chung với rượu. Rượu được phân hủy tại gan bới một số enzym chuyên dụng và thuốc cũng sẽ được chuyển hóa bởi những enzym tương tự. Do đó, nếu đưa lượng rượu quá nhiều và quá thường xuyên vào cơ thể trong quá trình sử dụng kháng sinh sẽ làm biến đổi những loại enzym này khiến thuốc sẽ bị phân hủy sai cách trong cơ thể.

Cụ thể hơn, khi đưa một lượng rượu quá lớn trong thời gian ngắn vào cơ thể những enzym phân hủy sẽ bị ức chế hoạt động khiến cho thuốc không được chuyển hóa hiệu quả như bình thường. Nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh thì việc giảm đi sự phân hủy thuốc sẽ khiến nồng độ kháng sinh trong máu tăng cao, vì không được chuyển hóa và đào thải ra ngoài, dẫn đến những độc tính cũng như tác dụng phụ của thuốc nhiều hơn.

Tuy nhiên, đối với người nghiện rượu mãn tính thì các enzym cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn khiến thuốc được phân hủy với tốc độ quá nhanh khiến nồng độ thuốc trong máu giảm đáng kể. Vì vậy, nếu kháng sinh trong máu quá thấp thì việc điều trị nhiễm trùng ở bệnh nhân sẽ không hiệu quả, từ đó dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Uống kháng sinh với rượu có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt trong việc điều trị cũng như làm tăng lên những tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì vậy, bệnh nhân cần được tư vấn tránh dùng rượu trong thời gian điều trị để hiệu quả thuốc được phát huy tối đa.

Tốt nhất để thuốc phát huy tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên dùng thuốc theo sự chỉ định của dược sĩ, bác sĩ chuyên môn. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

80.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan