Cảnh giác các thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp

Hiện nay, nhiều người tự ý mua thuốc nhỏ mắt về sử dụng khi có những dấu hiệu đau, nhức và mỏi. Tuy nhiên, việc không biết rõ các thành phần của thuốc nhỏ mắt là gì và sử dụng cho những trường hợp nào có thể sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

1. Tìm hiểu chung về bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh thần đầu thống là 1 loại bệnh diễn ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng cao, tạo ra áp lực lên mắt. Nếu tình trạng bệnh không được phát hiện kịp thời và để lâu không được điều trị thì sẽ gây ra những tổn thương đến những sợi dây thần kinh và dẫn đến tình trạng mù lòa. Hiện nay có 4 loại tăng nhãn áp, đó là:

  • Tăng nhãn áp góc mở;
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh;
  • Tăng nhãn áp góc đóng;
  • Tăng nhãn áp góc đóng.

Trong số 4 loại tăng nhãn áp trên, tình trạng người bệnh bị tăng nhãn áp góc mở là 1 trong những loại bệnh phổ biến nhất.

Với mỗi loại bệnh tăng nhãn áp khác nhau thì sẽ có những nguyên nhân gây ra khác nhau, cụ thể:

  • Bệnh tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp bẩm sinh: Do di truyền
  • Bệnh tăng nhãn áp góc đóng: Do bị tắc nghẽn ống dẫn lưu bên trong màng mạch nên gây ra tình trạng tăng áp lực lên mắt.
  • Bệnh tăng nhãn áp thứ phát: Do tiểu đường, bị chấn thương mắt hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa Corticosteroids

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thường rất kín đáo, không đau nhức, không đỏ mắt và không có các biểu hiện cơ năng. Thay vào đó, bệnh sẽ tiến triển âm ỉ cho đến khi người bệnh nhận thấy thị lực bị suy giảm, bệnh lúc này đã ở giai đoạn nặng.

2. Cảnh giác các thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp

Thuốc nhỏ mắt làm tăng nhãn áp là các loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần corticoid - 1 hoạt chất có đặc tính chống viêm mạnh, chống dị ứng, có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu ở mắt. Hoạt chất này có trong nhiều loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng điều trị các loại bệnh như: Viêm bờ mi, viêm màng bồ đào và viêm kết mạc dị ứng, ...

Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất Corticoid gây tăng nhãn áp vì:

  • Hoạt chất này sẽ ức chế khả năng miễn dịch, làm giảm hoặc mất đi sức đề kháng của mắt. Khi sử dụng liều cao hoặc kéo dài nhiều ngày thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể và mờ mắt.
  • Hoạt chất này sẽ làm tích tụ glycosaminoglycan, tăng khả năng sản xuất ra chất protein-TIGR, khiến các lỗ bè bị bít tắc, khiến cho thủy dịch ở trong mắt không thể thoát ra được. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng nhãn áp, khiến cho người dùng mắc bệnh glaucoma góc mở thứ phát.
  • Hoạt chất này sẽ làm mỏng giác mạc của người dùng.

Các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid gây ra tình trạng tăng nhãn áp sau vài tuần sử dụng như solucort ophta, pred forte, dexacol và cebedex. Hoặc sau vài tháng đối với loại corticoid nhẹ như flumetholon.

3. Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt để không bị tăng nhãn áp

Để hạn chế tối đa nguy cơ sử dụng thuốc nhỏ mắt bị tăng nhãn áp thì người dùng cần:

  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng và chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện ra các bệnh về mắt.
  • Khi thấy mắt có các biểu hiện bất thường thì cần phải đi khám mắt ngay.
  • Khi nhỏ thuốc vào mắt cần thực hiện đúng cách, dùng đúng tần suất và liều lượng đã được hướng dẫn trước đó.
  • Nếu trường hợp phải đeo kính áp tròng thì người dùng cần phải tháo kính trước 15 phút rồi mới được nhỏ mắt. Sau đó đợi thêm 15 phút thì mới được đeo kính trở lại.
  • Tuyệt đối không được sử dụng chung thuốc nhỏ mắt.
  • Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt mà thấy cơ thể có bất cứ tác dụng phụ nào thì người dùng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc cảnh giác các thuốc nhỏ mắt gây tăng nhãn áp. Từ đó không được lạm dụng, sử dụng sai cách vì nó sẽ khiến cho mắt người dùng bị suy yếu, giác mạc mỏng và tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan