Công dụng thuốc Actixim 1g

Actixim là thuốc gì? Thuốc Actixim 1g được sử dụng trong các trường hợp điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn da, xương, nhiễm khuẩn huyết và bệnh lậu,....Thuốc Actixim 1g có thành phần chính là Cefuroxim. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Actixim 1g qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ định dùng thuốc Actixim 1g

Thuốc Actixim 1g được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm cả viêm phổi.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm dưới da.
  • Điều trị nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và sinh dục( bao gồm bệnh lậu, khi penicillin không thích hợp).
  • Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng.
  • Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não gây ra bởi các các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật.

Actixim 1g không được sử dụng cho người bệnh có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và penicilin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc

2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Actixim 1g

2.1. Liều dùng

Liễu dùng thuốc Actixim 1g tham khảo như sau:

  • Người lớn: Liều thông thường là 750mg Cefuroxim cứ 8 giờ dùng 1 lần thuốc Actixim 1g, nhưng trong các nhiễm khuẩn nặng hơn có thể tiêm tĩnh mạch 1,5 g Cefuroxim, 8 giờ hoặc 6 giờ một lần.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: 30mg - 60mg Cefuroxim/ kg thể trọng/ ngày, nếu cần có thể tăng, đến 100 mg Cefuroxim/ kg/ ngày, chia làm 3- 4 liều nhỏ. Trẻ sơ sinh có thể cho dùng tổng liều Cefuroxim hàng ngày tương tự, nhưng chia làm 2 hoặc 3 liều nhỏ.

Điều trị viêm màng não gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm:

  • Người lớn tiêm tĩnh mạch liều 3g Cefuroxim, cứ 8 giờ dùng thuốc thuốc Actixim 1g 1 lần.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh, tiêm tĩnh mạch liều 200 - 240 mg Cefuroxim/ kg thế trọng/ ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều Cefuroxim nhỏ; sau 3 ngày hoặc khi có cải thiện về lâm sàng, có thể giảm liều Cefuroxim tiêm tĩnh mạch xuống 100 mg/kg thể trọng/ngày. Trẻ sơ sinh, tiêm tĩnh mạch 100 mg Cefuroxim/kg/ngày, có thể giảm liều xuống 50 mg Cefuroxim/kg/ngày khi có chỉ định.

Điều trị bệnh lậu:

  • Dùng liều duy nhất tiêm bắp 1,5 g Cefuroxim. Có thể chia làm 2 mũi tiêm 750mg Cefuroxim vào 2 vị trí khác nhau.

Dự phòng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật:

  • Liều thông thường là 1,5g Cefuroxim tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật, sau đó tiếp tục tiêm bắp liều 750mg Cefuroxim, cứ 8 giờ một lần cho tới thời gian 24 - 48 giờ sau.

Trường hợp suy thận: Có thể cần giảm liều tiêm tủy thuộc vào độ thanh thải creatinin.

  • Độ thanh thải creatinin trong khoảng từ 10 - 20 ml/phút: 750mg Cefuroxim, 12 giờ một lần.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: 750mg Cefuroxim mỗi ngày một lần.

Người bệnh đang làm thẩm phân:

  • Nên dùng thêm 750mg Cefuroxim sau mỗi đợt thẩm phân.
  • Khi dùng thẩm phân phúc mạc liên tục, liều thích hợp thường là 750mg Cefuroxim hai lần mỗi ngày.

2.2. Cách dùng

  • Đường tiêm bắp: Pha 750mg Cefuroxim bột vô khuẩn với 3 mÌ nước vô khuẩn pha tiêm. Lắc nhẹ để thuốc Actixim 1g phân tán và rút toàn bộ lượng huyền dịch thu được để tiêm bắp sâu.
  • Đường tĩnh mạch: Pha 750mg Cefuroxim bột vô khuẩn với 8 mÌ nước vô khuẩn pha tiêm. Dung dịch thu được dùng, để tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc qua ống của bộ dây tiêm truyền nếu người bệnh đang được truyền dịch.
  • Đối với truyền tĩnh mạch ngắn thời gian tối đa 30 phút, có thể hòa tan 1,5 g Cefuroxim trong 50ml một trong các dịch truyền tĩnh mạch tương hợp (nước vô khuẩn pha tiêm, dextrose 5% pha tiêm, natri clorid 0,9% pha tiêm...).

Chú ý khi sử dụng: Không nên trộn lẫn thuốc Actixim 1g trong bơm tiêm với các kháng sinh aminoglycosid. Tiêm IM hay IV, truyền IV:

3. Tương tác thuốc Actixim 1g

Thuốc Actixim 1g khi kết hợp dùng chung với một số loại thuốc sau có thể gây ra tình trạng tương tácnhư:

  • Thuốc Probenecid.
  • Thuốc độc thận.
  • Không trộn chung Actixim 1g ống tiêm với aminoglycosid.

4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Actixim 1g

Trong quá trình sử dụng thuốc Actixim 1g điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn đã được báo cáo như sau:

  • Rối loạn đường tiêu hóa rất thường gặp như: Buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy.
  • Các phản ứng phản vệ, nổi mày đay, ngứa da và tăng bạch cầu ưa eosin đôi khi xảy ra.
  • Các tác dụng phụ hiếm gặp như: Viêm thận kẽ, đau đầu, viêm đại tràng màng giả, hội chứng Stevens - Johnson.
  • Tác dụng phụ viêm tĩnh mạch huyết khối đôi khi có thể xảy ra khi tiêm thuốc Actixim 1g tĩnh mạch.

Người bệnh nếu xuất hiện dị ứng hoặc các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng hãy ngừng dùng thuốc Actixim 1g và hỏi ngay ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất.

5. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Actixim 1g

  • Thận trọng sử dụng thuốc Actixim 1g cho người bệnh bị suy thận, mắc bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng.
  • Dùng thuốc Actixim 1g dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn nhạy cảm. Vì thế người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu bội nhiễm, trường hợp cần thiết phải ngưng sử dụng thuốc.
  • Chưa có dữ liệu chính xác về tác dụng gây bệnh cho thai nhi cũng như gây quái thai do Actixim 1g gây ra, tuy nhiên cũng như đối với tất cả các loại thuốc khác, phụ nữ có thai nên sử dụng Actixim 1g một cách thận trọng trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
  • Đã có báo cáo Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ, vì thế cần thận trọng sử dụng Actixim 1g trong thời gian đang cho con bú.
  • Cefuroxim không gây ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Actixim 1g, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Actixim 1g điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

94 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan