Công dụng thuốc Anacegine

Anacegine thuốc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, được dùng để điều trị giảm đau nhanh trong một số trường hợp như đau thắt lưng, đau đầu, đau toàn thân, đau dây thần kinh, đau cơ.

1. Thuốc Anacegine là thuốc gì?

Thuốc Anacegine có thành phần chính là hoạt chất Acetaminophen 500mg, Codein phosphat 30mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên cho người sử dụng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói theo hộp, mỗi hộp 10 vỉ x 10 viên.

2. Công dụng thuốc Anacegine

2.1. Công dụng - chỉ định thuốc Anacegine

Thuốc Anacegine được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

2.2. Chống chỉ định thuốc Anacegine

Thuốc Anacegine chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi.
  • Người bị mắc bệnh suy gan, suy hô hấp, hen suyễn.
  • Phụ nữ đang mang thai và trong giai đoạn cho con bú.

Lưu ý: Chống chỉ định cần được hiểu là tuyệt đối, tức là không vì có bất cứ lý do gì mà những trường hợp đó lại được linh hoạt sử dụng thuốc.

3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Anacegine

Cách dùng: Anacegine là thuốc được điều chế dưới dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống thuốc kèm với một lượng nước vừa đủ, không nên nghiền nai, bẻ đôi hay nhai viên thuốc trong khi uống.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 14 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Tuyệt đối không được sử dụng quá 8 viên/ngày.
  • Đối với người mắc bệnh suy thận mức độ nặng: Sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào thể trạng cơ thể và tình trạng bệnh của mỗi người. Khuyến cáo mỗi liều nên cách nhau 8 giờ.

Lưu ý: Người dùng cần áp dụng chính xác liều lượng sử dụng thuốc Anacegine được ghi trên bao bì thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tính toán, áp dụng và thay đổi liều dùng.

Trong trường hợp quên liều: Người dùng nên bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo, đúng với thời gian đã được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi liều để bổ sung cho liều đã quên. Người dùng nên lưu ý sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày vào một khung giờ nhất định để thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất cho cơ thể.

Trong trường hợp quá liều người dùng có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Nôn, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, người xanh xao.
  • Đặc biệt, khi dùng Acetaminophen quá liều có thể gây suy gan ở người bệnh.
  • Suy hô hấp, trạng thái lơ mơ, đờ đẫn hoặc hôn mê.
  • Mềm cơ, da ẩm và lạnh, đôi khi mạch bị chậm và tụt huyết áp.
  • Dùng quá 10g ở người lớn và trên 150mg/kg thể trọng ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan, dẫn đến bị hoại tử hoàn toàn và không thể hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não khiến người bệnh hôn mê, thậm chí là tử vong.

Cách xử trí cấp cứu: Người bệnh cần được chẩn đoán sớm, phải được điều trị hỗ trợ tích cực.

Biện pháp áp dụng:

  • Cần rửa dạ dày đối với mọi trường hợp, thời gian lý tưởng là trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Sử dụng thuốc giải độc N-Acetylcystein tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống.
  • Cung cấp dưỡng khí, phục hồi hô hấp và hỗ trợ kiểm soát hô hấp

4. Tác dụng phụ của thuốc Anacegine

Khi sử dụng Anacegine, ngoài tác dụng chính mà thuốc mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Các trường hợp thường gặp: Chóng mặt, choáng váng, an thần, buồn nôn, nôn, thở ngắn.
  • Một số trường hợp khác: Gây phản ứng dị ứng, khó chịu trong người, ngứa, táo bón, đau bụng.

Lưu ý: Các tác dụng phụ không mong muốn này thông thường sẽ mất đi khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Nếu gặp những tác dụng phụ này hoặc những dấu hiệu khác nghi do dùng thuốc mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế.

5. Tương tác thuốc Anacegine

  • Sử dụng cùng thuốc trung hòa acid dạ dày có thể làm chậm hoặc kéo dài sự hấp thu của hoạt chất Acetaminophen qua đường uống.
  • Sử dụng cùng các thuốc như Barbiturat, Carbamazepin, Phenytoin và các thuốc chống trầm cảm gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc Anacegine.
  • Sử dụng cùng các thuốc có dẫn xuất thuốc phiện (có trong thuốc giảm đau, thuốc ho) gây ức chế sự hô hấp
  • Sử dụng cùng các thuốc chống co giật, isoniazid, rượu, Quinidin làm giảm tác dụng của thuốc.

Lưu ý: Để hạn chế tối đa những tương tác không mong muốn, người dùng nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng đang hoặc có ý định sử dụng để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Anacegine

  • Thuốc có thể làm gia tăng tổn thương đầu và tăng áp lực lên nội sọ. Ngoài ra, các phản ứng phụ của thuốc có thể che giấu quá trình diễn biến lâm sàng của những người bị tổn thương đầu.
  • Thuốc có thể làm che giấu quá trình diễn biến lâm sàng của những bệnh nhân bị các bệnh cấp ở bụng.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc sức yếu, người suy chức năng gan/ thận, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison, phì đại tuyến tiền liệt hoặc người bị nghẽn niệu đạo.
  • Không nên được sử dụng đồng thời Anacegine với các thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc trị loạn thần kinh, an thần hoặc các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương. Trong trường hợp bắt buộc phải phối hợp cùng, nên giảm liều 1 trong 2 loại hoặc cả 2 loại thuốc.
  • Cần thận trọng khi dùng cho người lái xe, tàu, vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ.
  • Sử dụng Acetaminophen liều cao và kéo dài có thể gây ra tổn thương tế bào gan
  • Thận trọng khi cho người già, người mắc bệnh suy gan, suy thận, người đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi.
  • Thuốc có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng trên da như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da nhiễm độc hoặc hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mủ cấp tính toàn thân.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Anacegine, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

85 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan