Công dụng thuốc Benzodent

Thuốc Benzodent có chứa thành phần benzocain được bào chế ở dạng bôi tại chỗ. Thuốc Benzodent được chỉ định như một loại thuốc giảm đau trên bề mặt miệng và nướu. Tuy nhiên thuốc Benzodent có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng và phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

1. Benzodent có tác dụng gì?

Thuốc Benzodent được sử dụng bôi tại chỗ và cũng được sử dụng như một loại thuốc giảm đau trên bên trên bề mặt miệng và nướu. Thuốc Benzodent còn chứa thành phần benzocain có tác dụng gây tê cục bộ và được hoạt động bằng cách tạm thời ngăn chặn các tín hiệu thần kinh trong miệng và răng.

Hơn nữa, thuốc Benzodent còn được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như đau do kích ứng miệng và nướu, đau sau khi lắp răng giả hoặc thực hiện niềng răng, chấn thương miệng và nướu.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Benzodent

Liều lượng của thuốc Benzodent nói riêng và các thuốc khác nói chung đều có sự khác nhau giữa các cá thể người bệnh. Vì vậy,người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định kê đơn của bác. Thông tin sau đây có thể sử dụng để tham khảo liều lượng trung bình sử dụng thuốc Benzodent. Tuy nhiên, liều lượng thuốc cho từng người bệnh còn phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc, số lượng liều sử dụng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều sử dụng và khoảng thời gian người bệnh sử dụng thuốc phụ thuộc và các vấn đề cũng như tình trạng y tế.

Thuốc Benzodent sử dụng trong điều trị đau họng và đau miệng có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em. Và ở từng độ tuổi sẽ áp dụng liều lượng phù hợp:

  • Đối với thuốc Benzodent được bào chế ở dạng viên ngậm: Người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trẻ lên có thể sử dụng thuốc Benzodent liều lượng là 1 viên ngậm và có tác dụng tan chậm trong miệng mỗi 2 giờ nếu cần. Tuy nhiên với những trẻ dưới 5 tuổi thì không khuyến khích sử dụng thuốc Benzodent.
  • Đối với thuốc Benzodent được bào chế ở dạng gel, thuốc mỡ hoặc dung dịch: người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên sử dụng thuốc Benzodent với liều khuyến nghị được bôi lên vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiêng, không nên sử dụng thuốc Benzodent quá 4 lần một ngày. Và với đối tượng trẻ dưới 2 tuổi thì không được khuyến khích sử dụng thuốc Benzodent.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Benzodent chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Benzodent, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Benzodent quên liều hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Benzodent quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Benzodent, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều sử dụng thuốc Benzodent người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người nhà nhắc nhở.

Trong trường hợp người bệnh vô tình sử dụng thuốc Benzodent quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu của không mong muốn thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.

3. Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Benzodent

Thuốc Benzodent có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì thuốc Benzodent có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Benzodent gây ra bao gồm: bỏng rát, ngứa hoặc cảm giác ngứa ran, sưng tấy ở các vị trí mặt, lưỡi hoặc cổ họng hoặc chóng mặt, khó thở và các kích ứng khác.

Tuy nhiên, với một số trường hợp thì thuốc Benzodent có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiên trọng với các phản ứng dị ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Benzodent hoặc có thể lâu hơn trong vòng 1 vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: thở ngắn hoặc chậm, nhịp tim không đều hoặc xuất hiện tình trạng co giật... thì người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Benzodent và cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Mặc dù đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Benzodent, nhưng nếu người bệnh cảm thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị thì cần báo ngay cho bác sĩ hoặc cán bộ y tế.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Benzodent

Trước khi quyết định sử dụng thuốc Benzodent thì người bệnh cần trao đổi chi tiết với bác sĩ để phân tích rõ những lợi ích cũng như rủi ro của thuốc Benzodent khi điều trị.

  • Dị ứng: Khi sử dụng thuốc Benzodent có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, người bệnh nên báo cho bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây ra phản ứng này để có thể can thiệp kịp thời. Bởi vì, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể ngoài việc gặp phản ứng dị ứng với thuốc mà còn gặp phản ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản...
  • Thuốc Benzodent có thể gây ra độc tính và không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Mặc dù vẫn chưa có đầy đủ thông tin về mối quan hệ giữa thuốc Benzodent với tuổi tác và sự tác động của thành phần benzocain trong thuốc Benzodent đối với bệnh nhân lão khoa. Tuy nhiên, những người cao tuổi thường có nhiều khả năng mắc các vấn đề về máu, chẳng hạn như methemoglobin huyết,. Những tình trạng này cần thận trong khi sử dụng thuốc Benzodent.
  • Phụ nữ đang nuôi con bú và thuốc Benzodent hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về mối quan hệ này. Tuy nhiên, với đối tượng nhạy cảm này thường phải cân nhắc rủi ro và lợi ích của thuốc trước khi sử dụng. Bởi vì thuốc có thể tiết cùng với sữa và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan