Công dụng thuốc Buprine 200

Thuốc Buprine 200 được bào chế dưới dạng khí dung với thành phần chính là Budesonide. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,...

1. Buprine 200 là thuốc gì?

Thuốc Buprine 200 có thành phần chính là Budesonide 200mcg/liều. Budesonide là loại thuốc corticosteroid: Glucocorticoid hít.

Budesonide có công dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch rõ rệt. Cũng như những corticosteroids khác, Budesonide làm giảm phản ứng viêm bằng cách làm giảm sự tổng hợp prostaglandin do hoạt hóa phospholipase A2. Corticosteroid làm tăng nồng độ của một số phospholipid màng gây ức chế tổng hợp prostaglandin. Những loại thuốc này cũng làm tăng nồng độ của lipocortin, (loại protein làm giảm những cơ chất phospholipid của phospholipase A2). Corticosteroid có tác dụng làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và nội độc tố vi khuẩn và do làm giảm lượng histamin được tiết ra từ bạch cầu ưa base.

Thuốc Buprine 200 được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng bình xịt mũi trẻ em và người lớn để điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa;
  • Hít qua miệng để điều trị duy trì và dự phòng bệnh hen. Ở nhiều người bị bệnh, sử dụng thuốc Buprine 200 hít làm giảm nhu cầu corticosteroid đường uống hoặc có thể thay thế hoàn toàn thuốc này. Corticosteroid hít hông có hiệu lực cắt cơn hen cấp tính nhưng cần sử dụng liên tục làm thuốc dự phòng hàng ngày.

Không sử dụng thuốc Buprine 200 trong trường hợp bệnh nhân quá mẫn với Budesonid hoặc với bất kỳ thành phần nào khác trong chế phẩm thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Buprine 200

Thuốc Buprine 200 được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách dùng và liều dùng cụ thể.

3. Tác dụng phụ của thuốc Buprine 200

Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc Buprine 200 là:

  • Thường gặp:
    • Thần kinh trung ương: Nhức đầu, chóng mặt, tình trạng kích động, mất ngủ, thay đổi tâm thần;
    • Tim mạch: Tim đập nhanh;
    • Dạ dày - ruột: Xảy ra kích thích dạ dày - ruột, đắng miệng, chán ăn, thèm ăn, bệnh nấm Candida miệng, khô họng, khô miệng, mất vị giác;
    • Hô hấp: Ho, viêm phế quản, khàn giọng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chảy máu cam;
    • Da: Ban da, ngứa da, trứng cá, mày đay;
    • Nội tiết và chuyển hóa: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
    • Mắt: Đục thủy tinh thể;
    • Tác dụng phụ hay gặp khác: Mất nhận thức về khứu giác;
  • Ít gặp:
    • Hệ tiêu hóa: Đầy bụng;
    • Hô hấp: Thở nông, co thắt phế quản;
    • Nội tiết và chuyển hóa: Trẻ em bị chậm lớn, ức chế ACTH.

Khi gặp những tác dụng phụ của thuốc Buprine 200, người bệnh nên thông báo sớm cho bác sĩ để nhận được lời khuyên về cách xử trí, ứng phó phù hợp nhất.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Buprine 200

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Buprine 200 là:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Buprine 200 ở những bệnh nhân bị viêm mũi do virus hoặc nấm, người bệnh lao phổi;
  • Khi bệnh nhân sử dụng cả thuốc giãn phế quản hít thì nên dùng thuốc đó trước khi dùng thuốc Buprine 200 nhằm làm tăng lượng Budesonide được nhập vào phế quản. 2 thuốc nên sử dụng cách nhau vài phút;
  • Sau liệu pháp dài ngày sử dụng Budesonide hít ở người bệnh hen, khi ngừng thuốc, tính phản ứng của phế quản có thể trở lại và những triệu chứng của bệnh nhân có thể diễn biến xấu đi (mặc dù 1⁄3 số bệnh nhân có thể dừng hoàn toàn thuốc Buprine 200 hít mà triệu chứng không xấu đi sau quá trình điều trị dài ngày);
  • Nguyên tắc chung là tránh sử dụng thuốc Buprine 200 trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích vượt trội so với những nguy cơ có thể xảy ra. Nếu việc điều trị bằng corticosteroid trong thai kỳ là không thể tránh được thì nên sử dụng corticosteroid hít vì có ảnh hưởng thấp trên toàn cơ thể;
  • Trẻ sơ sinh mà có mẹ đã sử dụng những liều corticosteroid đáng kể trong thai kỳ cần được theo dõi cẩn thận về cân nặng và thiểu năng thượng thận;
  • Hiện không có thông tin về sự bài tiết Budesonide vào sữa mẹ. Do vậy, tốt nhất nên ngừng cho con bú khi người mẹ đang sử dụng thuốc Buprine 200;
  • Vì thuốc Buprine 200 có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, nhức đầu nên cần thận trọng khi sử dụng đối với người lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Buprine 200

Mặc dù cho đến hiện nay chưa có báo cáo về tương tác thuốc của Buprine 200 nhưng người ta cho rằng Budesonide có khả năng tương tác với các thuốc có tương tác với những corticosteroid khác như:

  • Phenytoin, Barbiturat và rifampicin: Gây cảm ứng enzyme gan và có thể làm tăng sự chuyển hóa corticosteroid;
  • Oestrogen có thể làm gia tăng tác dụng của hydrocortison;
  • Thuốc chống viêm ruột;
  • Những loại thuốc gây mất kali có thể làm gia tăng tác dụng gây thải kali của corticosteroid.

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng trước khi dùng thuốc Buprine 200 để nhận được sự tư vấn và điều chỉnh liều thuốc sao cho phù hợp. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý thay đổi liều dùng, đường dùng, ngừng thuốc,... mà chưa xin ý kiến của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Buprine 200, bệnh nhân cần lưu ý lắng nghe và thực hiện chuẩn theo các chỉ dẫn từ phía bác sĩ điều trị để mang lại hiệu quả trị liệu tốt và hạn chế tác dụng không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan