Công dụng thuốc Cenobamate

Cenobamate là thuốc dùng trong điều trị động kinh. Bài viết sau đây sẽ thông tin rõ hơn tới bạn đọc về công dụng cũng như cách sử dụng của thuốc này.

1. Cenobamate là thuốc gì?

Cenobamate được bào chế ở dạng viên nén uống với các hàm lượng 100 mg; 12,5 mg-25 mg; 150 mg; 150 mg-200 mg; 200 mg; liều hàng ngày 250 mg; liều hàng ngày 350mg; 50 mg; 50 mg-100 mg. Một số biệt dược của Cenobamate là Xcopri, Xcopri Titration Pack, Xcopri Maintenance Pack.

Cenobamate là thuốc chống co giật được sử dụng để điều trị cơn động kinh khởi phát từng phần ở người lớn. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây không được phép kê đơn thuốc:

  • Người bị dị ứng với hoạt chất này.
  • Bệnh nhanan có một rối loạn nhịp tim di truyền được gọi là hội chứng QT ngắn.
  • Cenobamate không được sử dụng cho người dưới 18 tuổi.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Cenobamate

2.1. Cách dùng

Sử dụng thuốc Cenobamate theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cenobamate có thể dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn. Khi uống cần nuốt nguyên vẹn viên thuốc với nước. Không nghiền nát, nhai, hoặc làm vỡ viên thuốc.

Không ngừng sử dụng Cenobamate đột ngột, ngay cả khi các triệu chứng bệnh ổn định. Ngưng đột ngột thuốc Cenobamate có thể gây tăng co giật hoặc các triệu chứng cai nghiện khó chịu.

Việc ngưng sử dụng thuốc được thực hiện giảm liều theo chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều lượng khuyến nghị của thuốc Cenobamate

  • Liều khởi đầu: 12,5 mg uống một lần một ngày trong tuần 1 và 2
  • Chuẩn độ: tuần 3 và 4 uống 25mg/1 lần x 1 lần/ 1 ngày; trong tuần thứ 5 và 6 50 mg uống mỗi ngày một lần ; trong tuần thứ 7 và 8 100 mg uống mỗi ngày một lần; trong tuần thứ 9 và tuần thứ 10: 150 mg uống mỗi ngày một lần và không nên vượt quá chuẩn độ vì có thể xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng.
  • Chuẩn độ đến liều tối đa nên được thực hiện theo từng bước 50 mg / ngày mỗi 2 tuần; quyết định tăng liều cao hơn liều duy trì cần dựa trên khả năng dung nạp và đáp ứng lâm sàng.

3. Tương tác của thuốc Cenobamate với thuốc hay tác nhân khác

Một số thuốc khi sử dụng chung với Cenobamate sẽ có ảnh hưởng.

  • Báo cho bác sĩ biết về tất cả các thuốc chống động kinh khác mà bạn đang dùng.
  • Sử dụng Cenobamate chung các loại thuốc khác khiến người bệnh chóng mặt hoặc buồn ngủ có thể trầm trọng hơn. Trước khi sử dụng thuốc opioid, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ hoặc thuốc điều trị lo âu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Cenobamate, bao gồm thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm từ thảo dược . Báo với bác sĩ của điều trị về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng hiện tại đang sử dụng hoặc ngừng sử dụng.
  • Uống rượu chung với thuốc Cenobamate có thể gây ra tác dụng phụ.

4. Tác dụng phụ của Cenobamate

  • Cenobamate có thể gây mờ mắt và có thể làm giảm phản ứng của cơ thể. Tránh lái xe hoặc hoạt động nguy hiểm cho đến khi điều chỉnh và biết được sự ảnh hưởng của thuốc đối với cơ thể mỗi người.
  • Nếu có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng: nổi mề đay; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng hãy tới cơ sở y tế để được xử trí.
  • Báo cáo bất kỳ triệu chứng mới hoặc tồi tệ hơn cho bác sĩ của bạn, chẳng hạn như: lo lắng ,cơn hoảng loạn, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, khó ngủ hoặc nếu bạn cảm thấy bốc đồng, kích động, cáu kỉnh, thù địch, hung hăng, bồn chồn, hiếu động, hơn thế nữa trầm cảm, hoặc có ý nghĩ về việc tự tử hoặc làm tổn thương bản thân.
  • Các tác dụng phụ thường gặp của Cenobamate có thể bao gồm: cảm thấy mệt; chóng mặt, buồn ngủ; tầm nhìn kép; hoặc nhức đầu.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cenobamate

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, tế bào máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Khi dùng Cenobamate một số người có suy nghĩ về việc tự tử. Hãy cảnh giác với những thay đổi trong tâm trạng của bản thân hoặc các triệu chứng bất thường.
  • Không ngừng sử dụng hoặc giảm liều đột ngột Cenobamate đột ngột
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng: trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng; có ý nghĩ hoặc hành động tự sát; rối loạn tế bào máu; bệnh gan hoặc thận; hoặc phản ứng dị ứng với thuốc gây phát ban hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng hoặc tế bào máu của.
  • Không tự ý bắt đầu hoặc tự ngừng dùng thuốc chống động kinh trong khi mang thai. Bị co giật trong khi mang thai có thể gây hại cho cả mẹ và con. Hãy báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu bạn có thai.
  • Cenobamate có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Hỏi bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai không dùng đường uống để tránh thai (bao gồm tiêm, cấy ghép, miếng dán da, vòng âm đạo, màng ngăn, bao cao su, nắp cổ tử cung hoặc miếng bọt biển tránh thai).
  • Cenobamate có thể không an toàn khi sử dụng cho mẹ cho con bú.
  • Luôn để thuốc xa tầm với của trẻ em, chỉ sử dụng thuốc Cenobamate theo chỉ định của bác sĩ. Những thông tin trên đây chỉ dùng tham khảo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan