Công dụng thuốc Coreprazole

Coreparazole là thuốc sử dụng trong đường tiêu hoá, thành phần chính là Rabeprazol natri. Coreprazole được dùng để điều trị các bệnh lý tại dạ dày, tá tràng có tăng tiết dịch vị HCl. Vậy thuốc Coreprazole là gì? Hiệu quả thuốc như thế nào?

1. Thuốc Coreprazole có tác dụng gì?

Coreprazole chứa hoạt chất chính Rabeprazole tác dụng ức chế bơm H+- K+ - ATPase. Cơ chế của thuốc nhờ cơ chế tác dụng của Rabeprazole.

Rabeprazole ức chế quá trình tiết acid dạ dày được kích thích bởi dibutyl cyclic AMP có trong những tuyến dạ dày của thỏ theo các thực nghiệm. Thuốc ức chế mạnh quá trình tiết acid dịch vị bị kích thích bởi histamin hoặc pentagastrin cũng như trong điều kiện bình thường. Sự đảo ngược hoạt động chống bài tiết của dược chất nhanh hơn và sự tăng mức gastrin trong huyết tương của thuốc thấp hơn những chất ức chế bơm proton khác. Rabeprazole có tác dụng chống loét mạnh và cải thiện các tổn thương niêm mạc dạ dày do stress nhiễm lạnh, thắt môn vị, sử dụng cysteamine hoặc dùng ethanol-HCl.

Thuốc sau khi được uống, hấp thu tại đường tiêu hoá, chuyển hoá trong cơ thể nhờ các enzym, đi tới dạ dày, tá tràng sinh dược lực học. Rabeprazole được thải trừ ra ngoài nhờ bài tiết vào nước tiểu.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Coreprazole.

Thuốc Coreprazole được sử dụng trong các bệnh lý loét dạ dày, loét miệng nối, loét tá tràng, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, sự tăng tiết quá mức dịch vị gặp trong hội chứng Zollinger-Ellison.

Không sử dụng thuốc Coreprazole trong trường hợp người bệnh dị ứng với Raberprazole, các thuốc tương tự khác.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Coreprazole.

3.1. Cách dùng

Thuốc Coreprazole được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh uống trọn viên nén, không chia nhỏ thuốc, với một cốc nước vừa đủ, thuốc nên được uống trước khi sáng 30 phút hoặc uống trước khi đi ngủ.

3.2. Liều dùng

  • Người trưởng thành: Uống ngày 10 mg 1 liều duy nhất, tùy theo mức độ bệnh có thể tăng lên 20 mg trong ngày.
  • Liệu trình điều trị: Loét tá tràng 4 tuần đến 8 tuần, bệnh loét dạ dày và trong bệnh viêm thực quản hồi lưu, thời gian dùng thuốc từ 6 tuần - 12 tuần.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Coreprazole

Tác dụng phụ khi dùng Coreprazole bao gồm dị ứng nổi mẩn, da nổi mề đay, thay đổi chỉ số huyết học, thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan, gây rối loạn tiêu hoá như táo bón, ỉa chảy, cảm giác đầy chướng bụng, nặng bụng, đau nhức đầu.

Nếu trong khi sử dụng thuốc Coreprazole, người bệnh gặp các dấu hiệu bất thường ngoài các dấu hiệu kể trên đây, hãy thông báo cho bác sĩ mà bạn đang điều trị, các chuyên gia y tế để được tư vấn.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Coreprazole

  • Bạn cần thông báo, liệt kê các loại thuốc, tiền sử bệnh với bác sĩ để được chỉ dẫn dùng thuốc, giống như các thuốc khác, Coreprazole có sự tương tác nhất định với một số nhóm thuốc, loại thuốc khác. Cụ thể thuốc làm tăng nồng độ digoxin trong huyết tương, có thể kéo dài thời gian chuyển hóa và bài tiết phenytoin.
  • Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần được loại trừ khả năng ác tính của bệnh loét dạ dày bằng các xét nghiệm chuyên sâu.
  • Phụ nữ có thai, người bệnh suy gan, phụ nữ đang cho con bú cần dùng thuốc Coreprazole thận trọng nếu có chỉ định sử dụng.
  • Việc dùng thuốc Coreprazole trong khi người bệnh cần di chuyển lái tàu xe, tham gia công tác điều khiển máy móc mà có dấu hiệu đau nhức đầu, mệt mỏi cần được thận trọng.

Trên đây là bài viết về thông tin thuốc biệt dược Coreprazole. Thuốc được dùng khi có sự tăng tiết nồng độ dịch vị trong dạ dày, tá tràng. Để an toàn khi dùng thuốc, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản trên đây. Không tự ý dùng thuốc, việc dùng thuốc không đúng chỉ định, sai cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ/ dược sĩ, nhân viên y tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan