Công dụng thuốc Everim 10mg

Everim là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Loại thuốc này có tác dụng điều trị bệnh trầm cảm và các chứng rối loạn về tâm thần. Đây là loại thuốc kê đơn và phải thật thận trọng khi sử dụng thuốc.

1. Thuốc Everim 10mg là thuốc gì?

Everim là thuốc điều trị bệnh trầm cảm có thành phần chính là Paroxetin hàm lượng 10mg. Ngoài ra, thuốc còn được bổ sung một số thành phần tá dược khác thêm vào vừa đủ 1 viên.

Paroxetin được biết đến là chất có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin một cách có chọn lọc tại synap trước của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, Paroxetin còn ảnh hưởng đến hóa chất trong não có thể mất cân bằng. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân trầm cảm. Bên cạnh đó, Paroxetin là thành phần chính của thuốc ít tác động trên các thụ thể khác như kháng Cholinergic, chẹn Alpha 1 - Adrenergic hoặc kháng histamin, ảnh hưởng đến các chức năng tâm lý - vận động và tình trạng huyết áp, tần số tim, đái tháo đường của người bệnh. Nhờ vậy, thuốc có khả năng làm giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ do kháng Cholinergic hoặc kháng histamin gây ra.

Thuốc Everim 10mg còn là thuốc tuần hoàn não sử dụng để điều trị chứng rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, căng thẳng rối loạn hậu chấn thương, rối loạn tiền kinh nguyệt, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hội chứng sợ xã hội.

2. Sử dụng thuốc Everim 10mg như thế nào là đúng?

Thuốc Everim được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh uống duy nhất 1 liều vào buổi sáng trong ngày, uống trong bữa ăn, liều lượng thay đổi tùy từng trường hợp như sau:

Liều dùng điều trị bệnh trầm cảm cho người lớn:

  • Liều khởi đầu uống 2 viên/lần/ngày, uống vào buổi sáng. Liều duy trì uống theo đáp ứng của từng người bệnh đối với thuốc.
  • Sau mỗi tuần điều trị, người bệnh có thể tăng thêm 1 viên đến khi nào đạt 5 viên/ngày thì không tăng nữa.
  • Bệnh nhân điều trị trầm cảm phải dùng thuốc ít nhất 6 tháng để đảm bảo không còn triệu chứng nữa.

Điều trị chứng hoảng sợ lo âu ở người lớn: Sử dụng liều 4 viên/ngày. Ban đầu sử dụng 1 viên/ngày, uống thuốc vào buổi sáng và có thể tăng thêm 1 viên/ngày sau ít nhất 1 tuần điều trị đến khi đạt được liều bác sĩ khuyến cáo sử dụng.

Liều dùng thuốc điều trị chứng ám ảnh cưỡng chế ở người lớn:

  • Liều khuyến cáo sử dụng cho người bệnh là 4 viên/ngày.
  • Ban đầu dùng 2 viên/ngày. Nếu tình trạng người bệnh không cải thiện thì tăng liều sử dụng thêm 1 viên cách nhau ít nhất 1 tuần đến khi đạt liều được khuyến cáo.
  • Người bệnh không được sử dụng thuốc quá 6 viên/ngày.

Liều dùng thuốc điều trị hội chứng sợ xã hội: Ban đầu, người bệnh sử dụng 2 viên/ngày và tăng mỗi tuần thêm 1 viên đến khi đạt 6 viên/ngày.

Điều trị rối loạn lo âu ở người lớn: Người bệnh dùng thuốc 2 viên/ngày và mỗi tuần tăng thêm 1 viên đến khi đạt 5 viên/ngày.

Điều trị chứng sau sang chấn tâm lý: Liều dùng được khuyến cáo là 2 viên/ngày. Trường hợp bệnh không đỡ thì tăng thêm mỗi tuần 1 viên đến khi đạt 4 viên/ngày.

Những trường hợp không nên dùng thuốc:

  • Không nên dùng thuốc trong trường hợp người bệnh bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế IMAO cũng không nên sử dụng loại thuốc này vì dễ gây tác dụng phụ.
  • Người bệnh đang dùng các thuốc Pymozid, Linezolid và Thioridazine.

3. Hướng dẫn cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc

Trường hợp quên liều thuốc:

  • Người bệnh nên uống thuốc ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều thuốc đó nếu gần đến liều kế tiếp.
  • Tuyệt đối người bệnh không dùng thuốc gấp đôi liều đã quy định cho một lần sử dụng vì dễ làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.

Trường hợp dùng thuốc quá liều:

  • Triệu chứng khi dùng quá liều: Người bệnh có thể thấy buồn nôn, nôn, chóng mặt, ra mồ hôi. Đôi khi người bệnh thấy kích động, hưng cảm nhẹ và các biểu hiện kích thích thần kinh trung ương.
  • Cách xử trí khi quá liều: Khi người bệnh dùng thuốc quá liều, người nhà người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý đúng cách, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chú ý khi đi cần mang theo hộp thuốc và các viên còn lại nếu có thể.

4. Thuốc Everim 10mg gây ra tác dụng phụ gì?

Thuốc gây rối loạn đường tiêu hóa: Cảm giác buồn nôn, khô miệng, chán ăn, đi ra ngoài phân lỏng, xuất huyết đường tiêu hóa.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Gây ra hiện tượng chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung, bồn chồn, hội chứng chân không yên, rối loạn khả năng vận động.

Thuốc tác động lên da gây phát ban, mẩn ngứa, chảy máu bất thường dưới da, đổ mồ hôi.

Thuốc ảnh hưởng đến đường tiết niệu: Làm người bệnh đi tiểu tiện không tự chủ hoặc bí biểu hiện.

Một số triệu chứng khác như suy nhược cơ thể, tăng cân, giảm sức khỏe tình dục, mờ mắt, tăng nồng độ cholesterol máu.

Các triệu chứng hiếm gặp như phù ngoại vi, giảm tiểu cầu, giảm nhịp tim, hội chứng serotonin, hạ huyết áp, lú lẫn, phản ứng ngoại tháp, tăng men gan,... Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có bất kỳ khó chịu hay triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Everim 10mg.

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc để nhanh có hiệu quả.
  • Người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích trong thời gian dùng thuốc.
  • Những người bệnh có tiền sử động kinh hoặc bệnh lý tim mạch, trường hợp xuất hiện các cơn co giật lập tức dùng thuốc.
  • Trước khi ngừng sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Những người lái xe hoặc vận hành máy móc: Không để người bệnh tiếp tục làm các công việc này vì dễ gây nguy hiểm.
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc khi thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc xuất hiện các biểu hiện lạ như mốc, chảy nước, đổi màu thuốc.
  • Cần tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc những nơi có độ ẩm.
  • Không để thuốc ở những nơi gần trẻ em chơi đùa, tránh trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

6. Tương tác của thuốc Everim 10mg với các thuốc khác

Không được kết hợp Everim 10mg với các chất ức chế MAO như Moclobemid và Selegilin và làm tăng tỷ lệ xảy ra tác dụng ngoại ý.

Dùng đồng thời Everim với Linezolid gây hội chứng cường Serotonin hay Thioridazin và Pimozid làm tăng độc tính trên tim, rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Lithi có thể bị thay đổi nồng độ hấp thu nếu dùng chung với Paroxetin.

Everim có thể làm tăng nồng độ huyết tương của thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc liên kết nhiều với protein như thuốc chống đông máu, Digitalis và Digitoxin. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ nếu dùng phối hợp các thuốc và có thể hiệu chỉnh liều sao cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người bệnh.

Tóm lại, Everim 10mg là loại thuốc có tác dụng tương đối tốt cho chứng bệnh trầm cảm hay các rối loạn về tâm lý. Đây là loại thuốc sử dụng phải cẩn thận theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều vì thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan