Công dụng thuốc Fmarin tablet

Thuốc Fmarin Tablet được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Mequitazine. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng dị ứng khác nhau.

1. Thuốc Fmarin Tablet có tác dụng gì?

Mỗi viên thuốc Fmarin Tablet có chứa Mequitazine 5mg cùng tá dược vừa đủ. Mequitazine là một dẫn chất phenothiazin có cơ chế tác động và công dụng là chất đối kháng histamine receptor H1, bao gồm các đặc tính kháng ngộ độc muscarin và tác dụng an thần nhẹ hệ thần kinh trung ương.

Chỉ định: Thuốc Fmarin Tablet được sử dụng để điều trị các tình trạng dị ứng như sau:

Chống chỉ định: Không dùng thuốc Fmarin Tablet cho người bị u tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Fmarin Tablet

Cách dùng: Uống trực tiếp thuốc Fmarin Tablet.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống 1 viên 5mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên 5mg/lần x 2 lần/ngày;
  • Trẻ em độ tuổi dưới 12: Không sử dụng thuốc Fmarin Tablet;
  • Người bị suy thận, suy gan mức độ nhẹ và vừa: Không cần giảm liều dùng;
  • Người bị suy thận, suy gan mức độ nặng: Không nên do chưa có nghiên cứu trên đối tượng này;
  • Người già: Không cần giảm liều dùng. Tuy nhiên do người già có mức độ nhạy cảm cao hơn với tác dụng phụ của các thuốc kháng histamin, đặc biệt là tác dụng suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp ngay ở liều điều trị nên cần chú ý theo dõi người bệnh cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.

Quá liều:

  • Sử dụng quá liều thuốc Fmarin Tablet có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Hiện tượng quá liều các chất kháng histamin thường kèm theo các tác động như hội chứng ngoại tháp, kháng muscarin, trên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương. Ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em, tác động kích thích thần kinh trung ương biểu hiện rõ ràng hơn tác động ức chế thần kinh trung ương, gây ra các hiện tượng như kích động, mất điều hòa vận động, run, ảo giác, rối loạn tâm thần, co giật, sốt cao,... Sau đó, bệnh nhân có nguy cơ hôn mê sâu, trụy tim mạch hô hấp;
  • Đối với người lớn, sự ức chế ở hệ thần kinh trung ương hay gặp hơn, xuất hiện tình trạng lơ mơ, hôn mê và co giật, tiếp đến có thể gây suy hô hấp và cũng có khả năng trụy tim mạch;
  • Cách điều trị: Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ bao gồm các phương pháp: Hô hấp nhân tạo, làm mát bên ngoài khi bệnh nhân sốt cao. Có thể sử dụng Diazepam để kiểm soát cơn co giật. Có thể dùng thêm than hoạt tính cho bệnh nhân.

3. Tác dụng phụ của thuốc Fmarin Tablet

Trong quá trình sử dụng thuốc Fmarin Tablet, người bệnh có thể gặp phải những phản ứng dị ứng, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng ở da, khô miệng, buồn ngủ, táo bón. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị tâm thần có thể gây các triệu chứng ngoại tháp như run, liệt cơ chốc lát, tăng trương lực. Những phản ứng này khá hiếm, nhẹ và thường chậm xảy ra.

Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Fmarin Tablet để được tư vấn về hướng xử trí phù hợp.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Fmarin Tablet

Cần chú ý một số vấn đề sau trước và trong khi sử dụng thuốc Fmarin Tablet:

  • Tránh kết hợp với dẫn chất IMAO và tránh sử dụng thức uống có chứa rượu trong quá trình điều trị;
  • Sử dụng thuốc Fmarin Tablet cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không nên dùng vì Mequitazine bài tiết được qua sữa mẹ;
  • Tác động của thuốc Fmarin Tablet khi lái xe và vận hành máy móc: Cẩn trọng bởi thuốc có thể gây buồn ngủ

5. Tương tác thuốc Fmarin Tablet

Các tương tác thuốc Fmarin Tablet là:

  • Làm tăng hiệu quả của các thuốc ức chế thần kinh trung ương (các thuốc mê, thuốc ngủ);
  • Làm tăng hiệu ứng atropinic khi sử dụng đồng thời với các thuốc kháng cholinergic.

Trong quá trình sử dụng thuốc Fmarin Tablet, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, đọc kỹ các hướng dẫn để mang lại hiệu quả điều trị cao, hạn chế rủi ro gặp các tác dụng không mong muốn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

138 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan