Công dụng thuốc Lainema

Lainema thuộc nhóm thuốc nhuận tràng, được sử dụng để hỗ trợ bài tiết phân và làm sạch ruột khi người bệnh gặp các vấn đề như táo bón hay bệnh trực tràng...Bên cạnh công dụng điều trị thì Lainema cũng có các phản ứng phụ mà người bệnh cần lưu ý.

1. Lainema là thuốc gì?

Lainema có thành phần chính gồm có Monosodium Phosphate (dưới dạng sodium dihydrogen phosphate dihydrate) 13,9g. Disodium Phosphate (dưới dạng disodum phosphate dodecahydrate) 3,2g. Thuốc Lainema được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thuốc được dùng để làm sạch ruột: Trước sinh và sau sinh, trước và sau phẫu thuật, soi ruột sigma, trường hợp phân kết chặt, tích tụ phân cứng trong trực tràng.
  • Hỗ trợ bài tiết phân trong các trường hợp như: Người bệnh bị táo bón, dùng cho bệnh nhân trước phẫu thuật, người nằm 1 chỗ lâu ngày hoặc trước khi trước nội soi trực tràng, đại tràng.

Cơ chế tác dụng của thuốc:

Lainema có chứa thành phần muối phosphat của natri, có công dụng hiệu quả trong việc làm tăng áp suất thủy tĩnh, đồng thời kéo nước vào lòng đại tràng làm mềm phân, nhuận tràng.

Ngoài ra, Lainema còn có tác dụng bôi trơn đường tiêu hóa trực tràng và đại tràng. Lainema giúp người bệnh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Lainema

Cách dùng: Lainema thuộc nhóm thuốc trực tràng, sử dụng qua đường hậu môn. Người bệnh đặt đầu ống thuốc vào trực tràng, ấn nhẹ vào bình chứa để thuốc dễ dàng đi vào vào ống trực tràng

Liều lượng thuốc:

  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Bác sĩ không khuyến cáo sử dụng thuốc Lainema cho đối tượng trên.
  • Đối với trẻ từ 2-15 tuổi: Liều lượng thuốc Lainema được kê theo thể trọng của bệnh nhi. Liều khuyến cáo nên dùng 5ml/ kg cân nặng, mỗi ngày dùng thuốc 1 lần và liều tối đa nên dùng là 140ml.
  • Đối với người lớn: Tham khảo liều dùng ngày 140ml hoặc 250ml.
  • Đối với bệnh nhân gặp các vấn đề về chức năng gan, thận: Có thể không cần điều chỉnh liều lượng thuốc mà áp dụng liều cho người bệnh thông thường.

Lưu ý: Nếu thời gian sử dụng Lainema quá 6 ngày mà tình trạng không cải thiện thì người bệnh nên tạm ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể nên sử dụng biện pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

3. Chống chỉ định của thuốc Lainema

  • Không dùng Lainema với người bệnh đã có tiền sử dị ứng với thành phần Monosodium Phosphate, Disodium Phosphate hay bị mẫn cảm với bất kì thành phần, tá dược khác trong thuốc.
  • Bệnh nhân bị hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, tắc đường tiêu hóa, viêm ruột thừa và chảy máu đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân đang bị mất nước, mất dịch nhiều.
  • Tuyệt đối không dùng Lainema cho trẻ em dưới 2 tuổi.

4. Tác dụng phụ không mong muốn

Các phản ứng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm có: Giảm calci nặng, giảm calci huyết hay tăng phospho huyết. Do vậy, những bệnh nhân có nguy cơ bị tăng cao phospho huyết cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát nồng độ phospho trong cơ thể.

Các phản ứng phụ thường gặp khác của Lainema như: Dễ nổi cáu, hạ huyết áp, co cứng cơ, xanh xao, uốn ván, tăng nhịp tim, co giật, bị ám ảnh, mệt nhọc, suy nhược và hôn mê.

Phản ứng rất hiếm gặp của Lainema gồm: Tăng phospho huyết nặng, uốn ván, ngứa hậu môn, hạ calci huyết, rộp da, bồn chồn và ngứa ngáy.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Lainema và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Lainema

  • Lainema nên được sử dụng thận trọng ở người cao tuổi, có vấn đề về sức khỏe, bệnh nhân suy thận ở mức vừa phải hay nhẹ, bệnh tim, mất cân bằng điện giải, vì các trường hợp này dễ gặp phản ứng phụ là tăng calci huyết, giảm kali huyết, tăng phospho huyết, tăng natri huyết hay bị nhiễm acid.
  • Với các trường hợp ở người bệnh nghi ngờ bị rối loạn điện giải hoặc có nguy cơ tăng phospho huyết thì nên phân tích các mức điện giải trước và sau khi sử dụng thuốc.
  • Không khuyến khích sử dụng Lainema lâu dài và liên tục để tránh bị nhờn thuốc.
  • Không dùng thuốc Lainema quá 6 ngày nếu như bệnh không được kiểm soát. Bởi Lainema có thể gây ra tình trạng rối loạn nhu động ruột phải lệ thuộc vào thuốc.
  • Nếu cơ thể có biểu hiện kháng thuốc thì người bệnh nên ngưng điều trị khi có dấu hiệu vì nếu cố dùng Lainema, người bệnh có nguy cơ gặp các tổn thương cục bộ.
  • Nếu trong quá trình điều trị với thuốc, người bệnh gặp tình trạng chảy máu hậu môn thì nên ngưng dùng Lainema ngay lập tức và xin ý kiến bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của 1 phản ứng phụ rất nghiêm trọng.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú: Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh tính an toàn của thuốc Lainema cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Do đó mà người bệnh trong 2 trường hợp trên cần thận trọng khi sử dụng thuốc, chỉ nên sử dụng Lainema trong trường hợp thực sự cần thiết có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

6. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là sự thay đổi công dụng của Lainema hoặc làm tăng phản ứng của thuốc do việc sử dụng kết hợp đồng thời Lainema với các loại thuốc khác hoặc thực phẩm, thực phẩm bổ sung. Do đó mà, người bệnh cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng hay tiền sử bệnh mà mình gặp phải. Đặc biệt là các loại thuốc làm thay đổi cân bằng nước và điện giải như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn canxi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lainema, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lainema là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

172 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan