Công dụng thuốc Mycazole

Thuốc Mycazole là dòng thuốc sử dụng điều trị nhiễm nấm ở người lớn như: Nhiễm nấm canida miệng, âm đạo, niêm mạc,.. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách dùng thuốc Mycazole hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Mycazole là thuốc gì?

Thuốc Mycazole thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Mycazole với thành phần chính là Fluconazol hàm lượng 200mg và các thành phần tá dược khác, được bào chế dưới dạng viên nang cứng, sử dụng trong điều trị nhiễm nấm hiệu quả sản xuất tại Hy Lạp.

2. Thuốc Mycazole có tác dụng gì?

Thuốc Mycazole được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo/âm hộ.
  • Nhiễm nấm Candida ở miệng - hầu, thực quản, màng bụng, đường niệu, niêm mạc da mạn tính, viêm quy đầu và nhiễm nấm Candida toàn thân nghiêm trọng khác (huyết, phổi, Candida phát tán).
  • Điều trị viêm màng não do Cryptococcus neoformans gây ra.
  • Điều trị bệnh nấm do Coccidioides immititis, Blastomyces, Histoplasma gây ra.
  • Điều trị và dự phòng nhiễm nấm Candida cho những người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh ghép tủy xương đang điều trị bằng hóa chất hoặc tia xạ, người bệnh ung thư hoặc mắc AIDS.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Mycazole

3.1. Cách dùng

Thuốc Mycazole được bào chế dưới dạng viên nang cứng, sử dụng theo đường uống.

3.2. Liều dùng

Liều dùng và thời gian điều trị với thuốc Mycazole sẽ phụ thuộc vào loại nấm gây bệnh, chức năng thận và đáp ứng với thuốc của mỗi người bệnh. Dưới đây là liều dùng thuốc Mycazole tham khảo như sau:

Trẻ sơ sinh:

  • 2 tuần đầu sau khi sinh: 3-6 mg Mycazole/kg/lần; cách 72 giờ/lần.
  • 2 - 4 tuần sau khi sinh: 3-6 mg Mycazole/kg/lần; cách 48 giờ/lần.

Trẻ em:

  • Dự phòng: 3 mg Mycazole/kg/ngày trong nhiễm nấm bề mặt và 6-12 mg Mycazole/kg/ngày trong nhiễm nấm toàn thân.
  • Điều trị: 6mg Mycazole/kg/ngày. Trong các trường hợp bệnh dai dẳng có thể cần tới 12mg Mycazole/kg/24 giờ, chia làm 2 lần. Không được dùng quá 600 mg Mycazole mỗi ngày.

Người lớn:

Điều trị nhiễm nấm Candida:

  • Điều trị nhiễm nấm âm hộ - âm đạo: Dùng liều duy nhất 1 viên Mycazole(150mg)/lần/ngày. Để ngăn ngừa tái phát, nên dùng liều 1 viên Mycazole(150mg)/lần/tháng, điều trị trong thời gian từ 4-12 tháng.
  • Điều trị nhiễm nấm miệng - hầu: Liều khuyến cáo là 1 viên Mycazole (150mg)/lần/ngày, trong 1 đến 2 tuần.
  • Điều trị nhiễm nấm thực quản: Dùng 1 viên Mycazole(150mg)/1 lần/ngày, điều trị ít nhất 3 tuần liên tục và dùng thêm 2 tuần nữa sau khi hết triệu chứng.
  • Nấm toàn thân: Ngày đầu uống 3 viên Mycazole/lần, những ngày sau uống 1 viên Mycazole (150mg)/1 lần/ngày, điều trị ít nhất 4 tuần liên tục và dùng thêm 2 tuần nữa sau khi hết triệu chứng.

Người bệnh mắc viêm màng não do Cryptococcus:

  • Ngày đầu uống 3 viên Mycazole/lần, những ngày sau uống 1-3 viên Mycazole/lần/ngày, điều trị ít nhất từ 6-8 tuần sau khi cấy dịch não tuỷ cho kết quả âm tính.
  • Đối với người bệnh nhiễm HIV, để tránh tái phát nên dùng Difuzit với liều 1 viên/lần/ngày trong thời gian dài.

Dự phòng nhiễm nấm:

  • Để phòng nhiễm nấm Candida ở người ghép tủy xương, liều khuyến cáo là 3 viên Mycazole (450mg)/lần/ngày.
  • Với người bệnh được tiên đoán sẽ giảm bạch cầu hạt trầm trọng (lượng bạch cầu hạt trung tính ít hơn 500/mm3), phải bắt đầu uống fluconazol dự phòng vài ngày trước khi giảm bạch cầu trung tính và tiếp tục uống 7 ngày nữa sau khi lượng bạch cầu trung tính đã vượt quá 1000/mm3.

Người bệnh suy thận:

  • Người bệnh dùng đơn liều điều trị nấm Candida âm hộ - âm đạo: không cần phải điều chỉnh liều Mycazole.

Người bệnh bị suy thận phải dùng đa liều fluconazol, điều chỉnh liều như sau:

  • Độ thanh thải creatinine >50 (ml/phút) liều dùng fluconazol 100%
  • Độ thanh thải creatinine 11-50 (ml/phút) liều dùng fluconazol 50%

Người bệnh thẩm tách máu: 100% sau mỗi lần thẩm tách

Đối với những người bệnh nhiễm HIV và viêm màng não do Cryptococcus cần phải điều trị thuốc Mycazole duy trì lâu dài để phòng ngừa bệnh tái phát.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Mycazole điều trị

Dưới đây là một số trường hợp không sử dụng thuốc Mycazole:

  • Người bệnh mẫn cảm với fluconazol, các thuốc chống nấm nhóm azol (clotrimazol, ketoconazol, miconazol) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Mycazole.
  • Không dùng terfenadin ở người bệnh dùng fluconazol đã liều 400mg/ngày hoặc cao hơn dựa trên kết quả của một nghiên cứu tương tác thuốc khi dùng đa liều.
  • Không dùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT, bị chuyển hóa qua cytochrom P450 (CYP) 344 như cisaprid, pimozid, astemizol,, quinidin, amiodaron và erythromycin ở nhũng người bệnh dùng fluconazol.

5. Tương tác thuốc Mycazole

Dưới đây là một số tương tác thuốc Mycazole đã được báo cáo như sau:

  • Fluconazol kết hợp chung với các thuốc điều trị động kinh (Phenytoin), thuốc trị hen (Theophylin), thuốc điều trị đái tháo đường nhóm Sulfonylure (Tolbutamid, Glipizid, Glyburid), thuốc kháng Histamin (Astermizol), thuốc chống đông nhóm Coumarin (Warfarin), Cisaprid, Tacrolimus, Ciclosporin thuốc kháng virus (Zidovudin) có thể làm tăng nồng độ các thuốc trên trong huyết tương gây nguy cơ tăng tác dụng và độc tính của các thuốc này.
  • Kết hợp dùng chung Fluconazol với Rifampicin có thể gây ảnh hưởng đến dược động học của cả hai thuốc này.
  • Đã có báo cáo về tương tác khi dùng đồng thời Rifabutin với Fluconazol với hoặc Fluconazol với Zidovudin trên người bệnh bị nhiễm HIV. Fluconazol làm tăng diện tích dưới đường cong (AUC) và nồng độ trong huyết tương của Rifabutin và chất chuyển hóa chính.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết những bệnh lý khác đang mắc phải và các dòng thuốc hoặc dược phẩm bảo vệ sức khỏe khác đang sử dụng, để có hướng dùng thuốc hợp lý tránh những tương tác thuốc không mong muốn xảy ra.

6. Thuốc Mycazole gây ra những tác dụng phụ nào?

Trong quá trình sử dụng thuốc Mycazole điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn/nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Gan: Tăng nhẹ từ 1,5 - 3 lần giới hạn bình thường transaminase và bilirubin huyết thanh.
  • Nổi ban, ngứa.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
  • Tăng cao nồng độ transaminase trong huyết thanh rất cao và phải ngừng dùng thuốc.
  • Hội chứng Stevens – Johnson.
  • Sốt, phù nề, da tróc vảy, hạ huyết áp, tràn dịch màng phổi, đái ít, hạ kali máu, sốc phản vệ.

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Mycazole.

7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Mycazole điều trị

Người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc trên bao bì sản phẩm hoặc theo toa thuốc bác sĩ kê. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Mycazole như sau:

  • Thận trọng khi dùng thuốc Mycazole cho người bệnh bị rối loạn chức năng gan hoặc thận, rối loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
  • Hiện tại vẫn chưa có báo cáo chính xác về việc dùng fluconazol cho phụ nữ mang thai. Vì thế, người bệnh chỉ nên dùng fluconazol lúc mang thai khi lợi ích đem lại lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
  • Fluconazol được tiết vào sữa ở nồng độ tương tự như trong huyết tương, vì thế không được dùng dùng thuốc Mycazole cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc Mycazole có thể gây chóng mặt và đau đầu, nên người bệnh thận trọng dùng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy.
  • Không sử dụng thuốc Mycazole điều trị nấm da đầu nhất là ở trẻ em.

Thuốc Mycazole được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc điều trị.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

594 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan