Công dụng thuốc Padolcure

Thuốc Padolcure có thành phần chính là Tramadol HCl 37,5g và Paracetamol, thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid. Để hạn chế tác dụng phụ thì người bệnh cần tuân thủ chỉ định và liều lượng khi dùng thuốc Padolcure.

1. Padolcure là thuốc gì? Chỉ định

Thuốc Padolcure 325mg có dạng bào chế viên nang cứng. Quy cách đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Hiện nay, loại thuốc này được chỉ định trong điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.

2. Chống chỉ định dùng thuốc Padolcure

Chống chỉ định thuốc Padolcure với:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Padolcure

Cách dùng: Thuốc Padolcure dùng bằng đường uống. Người bệnh không bẻ, ngậm hay nhai viên thuốc vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ vào cơ thể.

Liều dùng:

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều tối đa từ 1- 2 viên, mỗi lần uống cách từ 4-6 tiếng (không quá 8 viên/ ngày).

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Padolcure:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Padolcure thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Padolcure quá liều thì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết như da tái xanh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, suy hô hấp, hôn mê, co giật, ngừng tim...Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Tác dụng phụ của thuốc Padolcure 325mg

Khi dùng thuốc Padolcure, người bệnh có thể gặp 1 số tác dụng không mong muốn như:

  • Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và buồn ngủ.
  • Suy nhược, mệt mỏi và xúc động mạnh.
  • Đau đầu và rùng mình.
  • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
  • Khô miệng và nôn mửa.
  • Chán ăn, nhầm lẫn, lo lắng, kích thích, bồn chồn.
  • Ngứa, tăng tiết mồ hôi, phát ban.
  • Đau ngực, ngất, rét run, hội chứng cai thuốc.
  • Tăng huyết áp, tụt huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng.
  • Mất thăng bằng, căng cơ, co giật, đau nửa đầu, ngẩn ngơ, chóng mặt.
  • Khó nuốt, phù lưỡi, phân đen do xuất huyết tiêu hóa.
  • Ù tai.
  • Loạn nhịp tim, mạch nhanh, đánh trống ngực.
  • Hay quên, trầm cảm, mất ý thức, lạm dụng thuốc, ảo giác, tâm trạng bất ổn, bất lực, ác mộng.
  • Thiếu máu.
  • Khó thở.
  • Albumin niệu, nước tiểu ít, rối loạn tiểu tiện, bí tiểu.
  • Tầm nhìn không bình thường.

Nếu gặp phải các triệu chứng trên thì bạn cần ngừng sử dụng thuốc Padolcure và đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Tương tác thuốc Padolcure

Thuốc Padolcure 325mg có thể xảy ra tương tác khi sử dụng chung với:

  • Thuốc ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin;
  • Thuốc Carbamazepine;
  • Thuốc Quinidine;
  • Chất thuộc nhóm warfarin;
  • Các chất ức chế CYP2D6;
  • Thuốc Cimetidine:

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Padolcure 325mg

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Padolcure 325mg cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Padolcure 325mg có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Padolcure 325mg, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan