Công dụng thuốc Phytomenadione

Phytomenadione là thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin. Thuốc có thành phần chính là Phytomenadione - 1 loại vitamin nhóm K, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, ống 10mg/ 1ml. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng Phytomenadione đúng cách.

1.Chỉ định dùng thuốc Phytomenadione

Thuốc Phytomenadione được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân xuất huyết.
  • Bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết tăng do giảm prothrombin huyết.
  • Trường hợp xuất huyết do điều trị thuốc loại Coumarin.
  • Bệnh nhân giảm vitamin K trong các trường hợp bệnh lý: Ứ mật, bệnh gan, bệnh ở ruột hoặc sau khi điều trị dài ngày bằng các kháng sinh phổ rộng, Sulfonamid hay các dẫn chất của Acid salicylic.

2. Công dụng

Phytomenadione là Vitamin nhóm K, 1 thành phần quan trọng của hệ enzym gan tổng hợp ra các yếu tố đông máu như Prothrombin (yếu tố II), các yếu tố VII, IX và X, các protein C và protein S.

Trường hợp bệnh nhân điều trị bằng các thuốc chống đông như Coumarin, vitamin K bị đẩy ra khỏi hệ enzym này, làm giảm sự sản xuất các yếu tố đông máu.

3.Liều lượng - Cách dùng

  • Với trường hợp xuất huyết nhẹ hoặc có nguy cơ bị xuất huyết: Liều dùng tiêm bắp 10 - 20mg. Nếu không đáp ứng trong thời gian từ 8-12 giờ thì có thể dùng liều lớn hơn.
  • Với trường hợp xuất huyết nặng do ứ mật hoặc do các nguyên nhân khác: Liều dùng tiêm, truyền tĩnh mạch chậm 10mg đến 20mg Phytomenadion.
  • Với trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa hoặc chảy máu sọ não, đe dọa tính mạng: Truyền máu hoặc huyết tương tươi cùng với thuốc phytomenadion.
  • Với trường hợp xuất huyết hoặc nguy cơ xuất huyết ở trẻ sơ sinh và đẻ non. Liều dự phòng: 0,5 - 1mg tiêm bắp ngay sau khi đẻ. Liều điều trị là 1mg/ kg, tiêm bắp, từ 1-3 ngày.
  • Với trường hợp nhiễm độc cấp thuốc chống đông đường uống. Liều dùng tiêm truyền tĩnh mạch chậm 10 - 20mg Phytomenadion, sau đó chuyển dạng uống. Theo dõi đều đặn 3 giờ/ lần trị số Prothrombin cho đến khi đông máu trở lại bình thường.

4.Chống chỉ định dùng thuốc Phytomenadione

  • Người bệnh dị ứng hay quá mẫn với Phytomenadion hoặc 1 thành phần tá dược nào đó của thuốc.
  • Chống chỉ định tiêm bắp trong trường hợp có nguy cơ xuất huyết cao.

5. Tương tác thuốc

Khi dùng đồng thời cùng lúc nhiều thuốc khác nhau, có thể xảy ra tương tác thuốc gây bất lợi cho bệnh nhân. Do đó, bạn cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng và tiền sử bệnh để tránh hiện tượng này. Cần lưu ý các tương tác sau:

  • Thuốc Dicoumarol và các dẫn chất có tác dụng đối kháng với vitamin K.
  • Các thuốc chống đông .
  • Các thuốc khác như: Gentamycin và Clindamycin.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc

Ở liều điều trị, thuốc Phytomenadione được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Phytomenadione, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hoá;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Nóng bừng mặt;
  • Toát mồ hôi;
  • Tụt huyết áp;
  • Chóng mặt;
  • Dị ứng;
  • Phản vệ;
  • Thay đổi vị giác.

Phytomenadione là vitamin nhóm K có tác dụng điều trị các trường hợp xuất huyết hoặc trường hợp có nguy cơ xuất huyết cao. Mặc dù là vitamin nhưng đây là thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến Phytomenadione, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được giải đáp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan